Triệu chứng
Xuất hiện võng lưng ngựa, đường cong ở mông thể hiện rõ hơn; Lưng không chạm mặt đất khi nằm tựa lưng trên một bề mặt cứng
Chẩn đoán
Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn gặp tình trạng này, họ sẽ kiểm tra cơ thể, sau đó họ sẽ đề nghị tiến hành một số xét nghiệm thông thường
Điều trị
Thuốc giảm đau và sưng; Tập thể dục và vật lý trị liệu để tăng sức mạnh cơ bắp và tính linh hoạt; Đeo nẹp lưng
Tổng quan
Rối loạn cong cột sống là bệnh gì?
Cột sống hoặc xương sống bao gồm các xương nhỏ (đốt sống) xếp chồng lên nhau, cùng với các đĩa đệm. Một cột sống khỏe mạnh là khi nhìn từ phía bên sẽ thấy những đường cong mềm mại. Các đường cong giúp cột sống hấp thụ áp lực từ chuyển động của cơ thể và trọng lực. Khi nhìn từ phía sau, cột sống nên chạy theo một đường thẳng xuống giữa lưng. Khi cột sống bị bất thường, độ cong tự nhiên của cột sống bị lệch hoặc cong quá mức ở vài điểm nhất định, hình thành ưỡn cột sống, Gù cột sống và vẹo cột sống. Những tình trạng rối loạn này có tên là rối loạn cong cột sống.
Rối loạn cong cột sống có ba loại chính, bao gồm:
Ưỡn cột sống. Cột sống của người bị ưỡn thì cong nhiều vào bên trong ở phần lưng dưới;
Gù cột sống. Gù cột sống đặc trưng bởi lưng đoạn trên cong bất thường (cong hơn 50 độ);
Vẹo cột sống. Một người bị bệnh này thì cột sống sẽ bị cong sang một bên. Đường cong thường là hình chữ S hoặc chữ C
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Rối loạn cong cột sống là gì?
Tùy thuộc vào loại rối loạn cong cột sống và mức độ nghiêm trọng của tình trạng thì các dấu hiệu và triệu chứng sẽ khác nhau.
Các triệu chứng của ưỡn cột sống có thể bao gồm:
Xuất hiện võng lưng ngựa, đường cong ở mông thể hiện rõ hơn;
Lưng không chạm mặt đất khi nằm tựa lưng trên một bề mặt cứng;
Đau lưng và khó chịu;
Các vấn đề về di chuyển.
Các triệu chứng của gù cột sống thường có thể nhìn thấy bao gồm:
Đầu uốn cong về phía trước so với phần còn lại của cơ thể;
Cong lưng phía sau;
Mệt mỏi ở lưng hoặc chân.
Các triệu chứng của vẹo cột sống có thể bao gồm:
Hai vai không bằng nhau, bên này cao hơn bên kia;
Vòng eo hoặc hông không đồng đều;
Nghiêng về một bên.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn cong cột sống?
Người ta tin rằng có một số vấn đề sức khỏe có thể làm cho cột sống cong nhiều hơn bình thường hoặc không thẳng, gồm:
Bất sản sụn. Tình trạng rối loạn khiến xương không phát triển bình thường, dẫn tới tầm vóc ngắn và lùn;
Trượt đốt sống. Tình trạng đốt sống thường ở vùng lưng thấp bị trượt ra trước;
Loãng xương. Tình trạng đốt sống trở nên dễ vỡ và dễ gãy (gãy xương do nén);
Gù. Tình trạng lưng trên cong bất thường;
Viêm đĩa đệm. Tình trạng viêm các đĩa gian đốt sống, thường do nhiễm trùng gây ra;
Ưỡn cột sống vị thành niên lành tính.
Các bệnh sau đây có thể gây ra gù cột sống:
Đốt sống bất thường phát triển trong tử cung (gù cột sống bẩm sinh);
Tư thế xấu hoặc không đúng (gù cột sống tư thế);
Bệnh Scheuermann, tình trạng khiến cho các đốt sống méo mó (gù cột sống Scheuermann);
Viêm khớp;
Loãng xương;
Tật cột sống chẻ đôi, một khiếm khuyết bẩm sinh mà cột sống của thai nhi không đóng hoàn toàn trong quá trình phát triển bên trong bụng mẹ;
Bệnh nhiễm trùng cột sống;
Các khối u cột sống.
Cho đến nay các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gì gây ra loại phổ biến nhất của ưỡn cột sống được thấy ở thanh thiếu niên. Các bác sĩ chỉ biết rằng ưỡn cột sống có tính gia đình. Bệnh, chấn thương, nhiễm trùng hoặc dị tật bẩm sinh cũng có thể là nguyên nhân.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường bị bệnh rối loạn cong cột sống?
Bệnh thường chiếm 60% ở các bé trai, chiếm 90% ở nữ giới tuổi vị thành niên. Vẹo cột sống vị thành niên, còn được gọi là vẹo cột sống vị thành niên vô căn, xảy ra trong khoảng 2-3% dân số nói chung.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn cong cột sống?
Một số nguy cơ sau đây có thể làm tăng khả năng mắc các rối loạn, bao gồm:
Béo phì hoặc thừa cân;
Nghiện hút thuốc;
Uống quá nhiều rượu.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn cong cột sống?
Hiện tại, các bác sĩ không có nhiều phương pháp để ngăn ngừa chứng vẹo cột sống, gù cột sống hoặc ưỡn cột sống. Một trong những phương pháp khả thi nhất chính là chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chúng ta không nên tích tụ quá nhiều muối và chất dịch trong cơ thể. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo rằng cơ thể được hấp thu đủ vitamin và canxi cần thiết cho mô xương. Qua trọng nhất là không hút thuốc lá và uống rượu.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn cong cột sống?
Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn gặp tình trạng này, họ sẽ kiểm tra cơ thể, sau đó họ sẽ đề nghị tiến hành một số xét nghiệm thông thường.
Bác sĩ có thể chẩn đoán được bệnh rối loạn cong cột sống thông qua bệnh án và bệnh sử gia đình, kiểm tra độ cong của cột sống và sử dụng các xét nghiệm hình ảnh giống như X-quang để nhìn kỹ hơn vào cột sống. X-quang có thể phát hiện bất kỳ bất thường nào liên quan xương cột sống và đo được cột sống bị cong bao nhiêu. Xét nghiệm hình ảnh khác bao gồm: CT scan và MRI.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn cong cột sống?
Dựa vào loại rối loạn, bác sĩ sẽ đưa ra một số phương pháp điều trị.
Điều trị ưỡn cột sống bao gồm:
Thuốc giảm đau và sưng;
Tập thể dục và vật lý trị liệu để tăng sức mạnh cơ bắp và tính linh hoạt;
Đeo nẹp lưng;
Giảm cân;
Phẫu thuật.
Điều trị gù cột sống bao gồm:
Tập thể dục và thuốc kháng viêm để giảm đau hay khó chịu;
Đeo nẹp lưng;
Phẫu thuật sửa cong cột sống nặng và gù cột sống bẩm sinh;
Tập thể dục và vật lý trị liệu để tăng sức mạnh cơ bắp.
Điều trị vẹo cột sống có thể bao gồm:
Theo dõi. Nếu cột sống cong nhẹ, bác sĩ có thể chọn theo dõi mỗi 4-6 tháng để xem đường cong có trở nên nghiêm trọng không;
Nẹp. Tùy thuộc vào mức độ cong, bác sĩ đôi khi có thể cho trẻ em và thanh thiếu niên còn đang phát triển sử dụng nẹp lưng để ngăn không cho các đường cong trở nặng;
Phẫu thuật. Nếu cột sống bị cong ở mức độ nặng và ngày càng nghiêm trọng thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật.