Triệu chứng
Đau; Mỏi hoặc yếu; Hụt hơi thở
Chẩn đoán
Các bác sĩ chẩn đoán rối loạn triệu chứng thực thể dựa trên các triệu chứng sau:
Có các triệu chứng lo lắng quá nhiều hoặc phá vỡ cuộc sống hàng ngày của họ
Liên tục suy nghĩ về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đang có
Điều trị
Mục tiêu của điều trị là kiểm soát các triệu chứng và giúp bạn năng động trong cuộc sống. Điều quan trọng là bạn cần phối hợp với bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả
Tổng quan
Rối loạn triệu chứng thực thể là bệnh gì?
Rối loạn triệu chứng thực thể liên quan đến việc quan tâm quá mức đến các triệu chứng của cơ thể như đau hoặc mệt mỏi đến nỗi gây ra cảm xúc đau khổ trầm trọng và các vấn đề chức năng. Bạn có thể có hoặc không có những tình trạng bệnh lý được chẩn đoán liên quan đến các triệu chứng này.
Suy nghĩ, cảm xúc và hành vi chú ý quá nhiều đến các triệu chứng thể chất có thể dẫn đến việc đi gặp bác sĩ thường xuyên. Bạn thường nghĩ đến các tình huống xấu nhất của các triệu chứng và tiếp tục tìm kiếm lời giải thích, ngay cả khi các tình trạng nghiêm trọng khác đã được loại trừ. Vấn đề sức khỏe có thể trở thành tâm điểm duy nhất trong cuộc sống gây khó khăn cho các hoạt động, đôi khi dẫn đến khuyết tật.
Nếu bạn có rối loạn triệu chứng thực thể, bạn có thể bị đau khổ về tình cảm và thể chất đáng kể. Điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng một cách dễ dàng, giúp bạn đối phó và nâng cao chất lượng sống.
Mức độ phổ biến của rối loạn triệu chứng thực thể?
Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của Rối loạn triệu chứng thực thể là gì?
Các triệu chứng phổ biến của rối loạn triệu chứng thực thể bao gồm:
Đau
Mỏi hoặc yếu
Hụt hơi thở
Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Có thể có một hoặc nhiều triệu chứng. Chúng có thể đến rồi đi hoặc thay đổi. Các triệu chứng có thể là do một tình trạng sức khỏe. Chúng cũng có thể không có nguyên nhân rõ ràng.
Cách mọi người cảm nhận và ứng xử khi đối phó với những cảm nhận về thân thể là những triệu chứng chính của bệnh. Những phản ứng này phải kéo dài 6 tháng trở lên. Những người bị bệnh có thể:
Hay lo lắng cực đoan về các triệu chứng
Cảm thấy lo ngại rằng các triệu chứng nhẹ là một dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng
Gặp bác sĩ và làm nhiều Xét nghiệm và thủ thuật, nhưng không tin vào kết quả
Cảm thấy bác sĩ không kiểm tra các triệu chứng của họ một cách nghiêm túc hay chưa thực hiện tốt công việc điều trị cho bệnh của họ
Dành nhiều thời gian và năng lượng đối phó với vấn đề sức khỏe
Có vấn đề chức năng do những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi về các triệu chứng
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra rối loạn triệu chứng thực thể?
Nguyên nhân chính xác gây rối loạn triệu chứng thực thể không rõ ràng, nhưng bất kỳ yếu tố nào sau đây có thể đóng một vai trò:
Các yếu tố di truyền và sinh học như nhạy cảm với cơn đau
Ảnh hưởng của gia đình, có thể là do di truyền hoặc môi trường hay cả hai
Tính cách tiêu cực có thể ảnh hưởng đến cách bạn xác định và nhận thức bệnh tật và các triệu chứng của cơ thể.
Nhận thức kém hoặc các vấn đề chuyển hóa cảm xúc, gây ra các triệu chứng thể chất trở thành tâm điểm chứ không phải các vấn đề tình cảm
Đã từng bị các vấn đề sức khỏe trước đây.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn triệu chứng thực thể?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra rối loạn triệu chứng thực thể như:
Có lo lắng hoặc trầm cảm
Có một tình trạng sức khỏe hoặc đang trong lúc phục hồi từ bệnh
Có nguy cơ phát triển một tình trạng bệnh
Trải qua các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, chấn thương hoặc bạo lực
Đã từng trải qua chấn thương trong quá khứ như bị lạm dụng tình dục thời thơ ấu
Có trình độ học vấn và tình trạng kinh tế xã hội thấp
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý rối loạn triệu chứng thực thể?
Có rất ít thông tin về cách ngăn ngừa rối loạn triệu chứng thực thể. Tuy nhiên, các đề xuất sau có thể hỗ trợ:
Nếu bạn có vấn đề với sự lo lắng hoặc trầm cảm, hãy tìm sự giúp đỡ chuyên nghiệp càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu để nhận ra khi nào bạn bị căng thẳng và làm thế nào điều này ảnh hưởng đến cơ thể của bạn, thường xuyên thực hành quản lý căng thẳng và các kỹ thuật thư giãn.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có rối loạn triệu chứng thực thể, điều trị sớm giúp ngăn chặn các triệu chứng trở nên nặng hơn và làm suy giảm chất lượng sống.
Tuân thủ kế hoạch điều trị để giúp ngăn ngừa tái phát hoặc các triệu chứng xấu đi.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn triệu chứng thực thể?
Các bác sĩ chẩn đoán rối loạn triệu chứng thực thể dựa trên các triệu chứng sau:
Có các triệu chứng lo lắng quá nhiều hoặc phá vỡ cuộc sống hàng ngày của họ
Liên tục suy nghĩ về mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đang có
Rất lo lắng về sức khỏe hoặc các triệu chứng
Dành một số tiền, thời gian và năng lượng quá nhiều cho mối lo ngại về các triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe
Để xác định xem các triệu chứng này có phải do một rối loạn về thể chất không, bác sĩ sẽ khám sức khỏe kỹ lưỡng và thường xuyên làm các xét nghiệm.
Rối loạn triệu chứng thực thể có thể được phân biệt với các rối loạn sức khỏe tâm thần tương tự nhờ vào nhiều triệu chứng dai dẳng và những suy nghĩ thái quá kèm theo lo lắng về các triệu chứng.
Rối loạn này có thể bị bỏ sót ở những người lớn tuổi do các triệu chứng nhất định như mệt mỏi hoặc đau, được coi là một phần của quá trình lão hóa hoặc vì lo lắng về các triệu chứng dễ hiểu ở những người lớn tuổi – những người thường có một số vấn đề về y tế và uống nhiều loại thuốc.
Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn triệu chứng thực thể?
Mục tiêu của điều trị là kiểm soát các triệu chứng và giúp bạn năng động trong cuộc sống. Điều quan trọng là bạn cần phối hợp với bác sĩ để điều trị bệnh hiệu quả.
Bạn nên gặp bác sĩ thường xuyên để xem xét các triệu chứng và cách bạn đang đối phó.
Bạn cũng có thể gặp bác sĩ sức khỏe tâm thần (bác sĩ chuyên khoa). Khám với bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm điều trị bệnh là cần thiết. Liệu pháp nhận thức hành vi là một loại liệu pháp nói chuyện có thể giúp điều trị bệnh. Trong khi điều trị, bạn sẽ học cách:
Quan sát cảm xúc và niềm tin về sức khỏe và các triệu chứng của bạn
Tìm cách giảm căng thẳng và lo lắng về các triệu chứng
Ngừng tập trung quá nhiều vào các triệu chứng thân thể
Nhận ra những nguyên nhân có vẻ làm cho bạn đau hoặc các triệu chứng khác tồi tệ hơn
Tìm hiểu cách đối phó với cơn đau hoặc các triệu chứng khác
Sống năng động và hoạt động xã hội, ngay cả khi bạn vẫn bị đau hoặc có các triệu chứng khác
Năng động hơn trong cuộc sống hàng ngày của bạn
Bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ điều trị trầm cảm hoặc các bệnh sức khỏe tâm thần khác mà bạn có thể có. Thuốc chống trầm cảm để giúp giảm bớt lo âu và trầm cảm có thể được kê toa.
Bác sĩ không nên nói các triệu chứng của bạn là do tưởng tượng. Bác sĩ nên cùng bạn quản lý các triệu chứng cả về thể chất và cảm xúc.