Triệu chứng
Rối loạn xử lý cảm giác có thể ảnh hưởng đến một giác quan như thính giác, xúc giác, vị giác hay thậm chí nhiều giác quan
Chẩn đoán
Rối loạn xử lý cảm giác không được xem là một chẩn đoán y khoa tại thời điểm hiện tại.
Điều trị
Việc điều trị phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của trẻ, liên quan đến việc giúp đỡ trẻ làm tốt hơn các hoạt động bình thường và làm quen với những điều mà trẻ cảm thấy khó chịu
Tổng quan
Rối loạn xử lý cảm giác là bệnh gì?
Rối loạn xử lý cảm giác là một tình trạng khi Não có vấn đề trong tiếp nhận và phản ứng với thông tin đến qua các giác quan. Trước đây bệnh này được gọi là rối loạn chức năng tích hợp cảm giác, hiện tại tình trạng này không được xem là một chẩn đoán bệnh riêng biệt.
Một số người bị bệnh rối loạn xử lý cảm giác rất nhạy cảm với những thứ trong môi trường xung quanh. Âm thanh thông thường có thể gây đau hoặc khó chịu, chiếc áo chạm nhẹ cũng có thể chà xát da. Người bị Rối loạn xử lý cảm giác còn có thể xuất hiện dấu hiệu:
Thiếu sự phối hợp;
Va vào nhiều thứ;
Không thể định hướng tay chân trong không gian;
Khó tham gia vào các cuộc trò chuyện hoặc chơi đùa.
Các vấn đề xử lý cảm giác thường thấy ở trẻ em nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến người lớn. Vấn đề xử lý cảm giác thường thấy trong các tình trạng đã tiến triển như rối loạn tự kỷ.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn xử lý cảm giác là gì?
Rối loạn xử lý cảm giác có thể ảnh hưởng đến một giác quan như thính giác, xúc giác, vị giác hay thậm chí nhiều giác quan. Bệnh nhân có thể phản ứng quá hoặc dưới mức với những điều họ gặp khó khăn.
Ở một số trẻ em, những âm thanh của máy thổi lá bên ngoài có thể khiến chúng nôn hoặc trốn dưới gầm bàn. Trẻ có thể hét lên khi bị chạm vào, sợ nhìn thấy một vài thức ăn nhất định. Những trẻ khác dường như không phản ứng với bất cứ điều gì xung quanh, nóng lạnh hoặc thậm chí là cơn đau.
Nhiều trẻ em bị rối loạn xử lý cảm giác lúc đầu có dấu hiệu hay lo, tình trạng này dần nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn. Những đứa trẻ này thường không thể thích nghi được với thay đổi, thường xuyên giận dữ hoặc nóng giận, nhiều trẻ em thỉnh thoảng có triệu chứng như thế này. Các bác sĩ thường sẽ xem xét chẩn đoán rối loạn xử lý cảm giác khi các triệu chứng trở nặng, đủ để ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày.
Trẻ có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn xử lý cảm giác?
Nguyên nhân chính xác của các vấn đề xử lý cảm giác chưa được xác định nhưng một nghiên cứu các cặp song sinh năm 2006 cho thấy sự quá mẫn cảm với ánh sáng và âm thanh có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Các thí nghiệm khác đã chỉ ra rằng trẻ em có vấn đề về xử lý cảm giác có hoạt động não bất thường khi chúng đồng thời tiếp xúc với ánh sáng và âm thanh. Bên cạnh đó, vài thử nghiệm cũng chỉ ra rằng trẻ em có vấn đề về xử lý cảm giác sẽ không ngừng phản ứng mạnh mẽ với cú gõ lên bàn tay hoặc một âm thanh lớn, trong khi những đứa trẻ khác thì quen với những cảm giác này rất nhanh.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn xử lý cảm giác?
Rối loạn xử lý cảm giác rất thường gặp và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn xử lý cảm giác?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn xử lý cảm giác, chẳng hạn như:
Mất mẹ;
Sinh non;
Suy dinh dưỡng trước sinh;
Chăm sóc tại trung tâm bảo trợ xã hội hoặc trại trẻ mồ côi.
Rối loạn xử lý cảm giác xuất hiện nhiều hơn ở những trẻ được nhận nuôi từ trại trẻ mồ côi và những người bị nhiễm trùng tai lặp đi lặp lại trước 2 tuổi.
Bạn có thể giúp trẻ kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn xử lý cảm giác?
Bạn sẽ có thể giúp trẻ kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Đối với trẻ em bị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn thiếu chú ý hoặc tích hợp cảm quan, bạn hãy loại bỏ đường khỏi chế độ ăn uống của trẻ;
Tạo một khu vực học tập yên tĩnh cho trẻ;
Dành thời gian cho trẻ nhiều hơn;
Dạy cho trẻ cách nhận thức và phân biệt các thông tin.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn xử lý cảm giác?
Rối loạn xử lý cảm giác không được xem là một chẩn đoán y khoa tại thời điểm hiện tại.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn xử lý cảm giác?
Việc điều trị phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân của trẻ, liên quan đến việc giúp đỡ trẻ làm tốt hơn các hoạt động bình thường và làm quen với những điều mà trẻ cảm thấy khó chịu.
Việc điều trị cho các vấn đề xử lý cảm giác được gọi là tích hợp cảm giác. Mục tiêu của tích hợp cảm giác là thử thách trẻ theo cách dí dỏm để trẻ có thể học khả năng phản ứng thích hợp.
Một liệu pháp điều trị được gọi là mô hình dựa trên sự phát triển, sự khác biệt cá nhân, mối quan hệ (mô hình DIR). Yếu tố chính của liệu pháp này là phương pháp “thời gian sàn”. Phương pháp này bao gồm nhiều buổi chơi cùng trẻ và phụ huynh, các buổi chơi kéo dài khoảng 20 phút. Trong các buổi chơi, bố mẹ trước tiên được yêu cầu làm theo chỉ dẫn của trẻ, thậm chí nếu hành vi chơi đùa không phải là điển hình, ví dụ như nếu một đứa trẻ cọ xát qua lại cùng một chỗ trên sàn nhà thì phụ huynh cũng phải làm tương tự. Những hành động này cho phép phụ huynh đi vào thế giới của trẻ.
Tiếp theo là giai đoạn thứ hai, lúc này cha mẹ sẽ đặt ra những thách thức cho trẻ. Những thách thức giúp trẻ “chia sẻ thế giới” với bố mẹ mình, tạo cơ hội cho trẻ làm chủ các kỹ năng quan trọng như:
Tạo mối quan hệ;
Giao tiếp;
Tư duy.
Các buổi chơi phải phù hợp với nhu cầu của trẻ. Nếu trẻ phản ứng chậm với xúc giác và âm thanh, phụ huynh cần phải rất năng động trong giai đoạn thứ hai của buổi chơi. Nếu trẻ phản ứng mạnh với xúc giác và âm thanh, phụ huynh cần phải nhẹ nhàng hơn. Các nhà trị liệu bằng mô hình DIR tin rằng những tương tác này sẽ giúp trẻ cải thiện và hỗ trợ giải quyết các vấn đề cảm giác.