Triệu chứng
Triệu chứng Suy nhược thần kinh là Mệt mỏi, tinh thần bực bội khó chịu, suy nghĩ phức tạp, lúc nào cũng cho là mình có bệnh, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ không ngon, hay giật mình.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Kiểm tra chức năng não, điện tâm đồ.
Điều trị
Bệnh nhân suy nhược thần kinh có nguồn gốc tâm lý cho nên điều trị chủ yếu là liệu pháp tâm lí, tập dưỡng sinh, khí công để thư thái tình thần
Tổng quan
Suy nhược Thần kinh là một bệnh thuộc về bệnh tâm thần, là bệnh tâm thần loại nhẹ, không phải là bệnh tâm thần loại nặng, không gây rối loạn hành vi quá mức. Các tổn thương do Chấn thương sọ não, Xơ vữa động mạch não, thiểu năng tuần hoàn não, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh kéo dài, lao động trí óc cường độ cao… đều có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.
Triệu chứng
Triệu chứng Suy nhược thần kinh là Mệt mỏi, tinh thần bực bội khó chịu, suy nghĩ phức tạp, lúc nào cũng cho là mình có bệnh, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ không ngon, hay giật mình.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Kiểm tra chức năng não, điện tâm đồ.
Điều trị
Bệnh nhân suy nhược thần kinh có nguồn gốc tâm lý cho nên điều trị chủ yếu là liệu pháp tâm lí, tập dưỡng sinh, khí công để thư thái tình thần. Sử dụng các loại thuốc giúp tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng Não (như Tanakan, Arcalion, Asthenal) thuốc giảm đau (Efferalgan Codein, Aspirin, Diclofenac…) thuốc an thần trấn tĩnh (Seduxen, Valium…); vitamin nhóm B, thuốc y học cổ truyền (tâm sen, lá vông, lạc tiên, củ bình vôi, châm cứu, xoa bóp…) nâng cao thể trạng, tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân.
Nguyên nhân
Các tổn thương do chấn thương sọ não, xơ vữa động mạch não, thiểu năng tuần hoàn não, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh kéo dài, lao động trí óc cường độ cao… đều có thể dẫn đến suy nhược thần kinh.
Suy nhược thần kinh có phải là 'bệnh tâm thần' không?
Khái niệm suy nhược thần kinh là thuộc về bệnh tâm thần, y học quy về bệnh học tâm thần, là bệnh tâm thần loại nhẹ, không phải là bệnh tâm thần loại nặng, không gây rối loạn hành vi theo kiểu dị kỳ xa lạ. Tuy nhiên, những triệu chứng của suy nhược thần kinh nói trên hoàn toàn không đủ để gọi là bệnh, hoặc gọi là 'bệnh tâm thần' thì lại càng không thoả đáng, nên gọi đây là những 'trở ngại tinh thần'.
Phòng ngừa
Chấn thương sọ não
Vữa xơ động mạch não
Thiểu năng tuần hoàn não
Bệnh lý dạ dày - tá tràng
Tăng huyết áp
Bệnh nội tiết (đái tháo đường, Basedow…) và sau một số bệnh nhiễm khuẩn…
Căng thẳng tâm lý: mất người thân, làm việc quá sức
Y học gọi triệu chứng này là tâm căn suy nhược, liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm. Dấu hiệu thường gặp của suy nhược thần kinh là mệt mỏi, nghi ngờ mình có bệnh, mất ngủ…
Điều trị
Thói quen trong sinh hoạt hàng ngày thường ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và sức khỏe của con người. Đặc biệt, với những người trong độ tuổi 20-45, đang rất hăng hái phấn đấu cho sự nghiệp, luôn hy sinh giấc ngủ vàng vì những công việc đang dở dang thì nếp sống lành mạnh ngày càng bị đẩy xa. Chính vì vậy, đây là những đối tượng thường mắc hội chứng suy nhược thần kinh.
Thật ra, tạo dựng nếp sống lành mạnh không phải là việc gì quá to tát, mà chỉ đơn giản là không thức quá khuya, luôn ngủ đủ giấc (khoảng 8 giờ/ngày)... Một giấc ngủ đủ và sâu sau một ngày làm việc căng thẳng sẽ mang đến tinh thần thư thái, đầu óc sáng suốt, minh mẫn cho ngày làm việc tiếp theo.
- Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên luyện tập thể thao (với cường độ vừa phải). Ví dụ như đi bộ 45 phút đều đặn mỗi buổi sáng, tập những động tác thể dục tại chỗ, yoga sau giờ làm việc cũng là những gợi ý hay. Việc tập luyện điều độ vừa giúp cơ thể khỏe mạnh, kích thích lưu thông máu vừa là cách để giải tỏa những phiền muộn, căng thẳng tinh thần.
- Giảm căng thẳng mỗi ngày:
- Tình trạng căng thẳng quá mức từ cuộc sống gia đình, công việc… là nguyên nhân chính gây suy nhược thần kinh. Chính vì thế, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nên giữ tinh thần vui vẻ, sảng khoái trong một ngày làm việc dài, nhất là phụ nữ mang thai. Sau mỗi 45 phút tập trung làm việc, bạn cần cho não nghỉ ngơi khoảng 10-15 phút.
- Bạn nên bổ sung thêm một vài thói quen nhỏ như: chải tóc bằng lược thưa sẽ giúp cải thiện quá trình trao đổi ôxy, làm giảm sự mệt mỏi cho não bộ, hoặc uống một ly nước sau mỗi giờ làm việc để gia tăng năng lượng và giúp đưa chất dinh dưỡng đến các tế bào tốt hơn.
- Sau những ngày làm việc căng thẳng, bạn có thể về nhà, tự thưởng cho bản thân bằng cách ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen. Đây được xem là một trong những cách giúp giảm các cơn đau đầu do căng thẳng cực kỳ hữu hiệu. Nếu muốn có kế hoạch xả hơi dài hơn, bạn cũng có thể lựa chọn phương thức giải trí khác như: xem phim, nghe nhạc, chăm sóc cây kiểng hay tổ chức một chuyến đi chơi xa.
- Chú ý chế độ ăn uống
- Một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất luôn là lựa chọn khôn ngoan cho những ai thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng và không muốn mắc chứng suy nhược thần kinh. Rau xanh - nguồn axít folic tuyệt vời từ thiên nhiên đứng đầu trong danh sách thực phẩm cần có trong mỗi bữa ăn.
- Còn thực đơn có nhiều trái cây sẽ cung cấp lượng vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể, giúp cân bằng năng lượng, ổn định tinh thần và xua tan mệt mỏi. Loại trái cây có thể kể đến đầu tiên là chuối với hàm lượng đường glucose, sucrose, fructose, canxi, kali, các axít amin cùng một số vitamin A, B1, B2, B6, C giúp phát triển và cân bằng hệ thần kinh; hay ăn đu đủ vì nó giàu vitamin A, E, C… và các chất carotenoid, cryptoxanthin, beta-carotene... giúp an thần hiệu quả.
- Đặc biệt, bạn đừng quên uống nước trà xanh mỗi ngày. Ngoài chất EGCG chống lão hóa cho da, trà xanh còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như: carotene, vitamin C, E… có tác dụng làm hưng phấn hệ thần kinh trung ương, kích thích tiêu hóa. Bạn cũng có thể uống các thức uống có chứa cồn nhẹ như cocktail để giải tỏa những nỗi lo lắng, muộn phiền. Hàm lượng cồn ở mức độ vừa phải sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ, khỏe mạnh hơn, tuy nhiên, chớ lạm dụng chúng.