Triệu chứng
Yếu ớt; Nhức đầu; Tức ngực; Giảm cân
Chẩn đoán
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:
Đếm tế bào máu
- Sinh thiết
- Xét nghiệm sự thiếu hụt yếu tố bên trong
- Xét nghiệm thiếu hụt vitamin B12
Điều trị
Việc điều trị thiếu máu ác tính là một quá trình gồm hai giai đoạn. Bác sĩ sẽ điều trị sự thiếu hụt vitamin B12 và kiểm tra xem bạn có thiếu hụt sắt hay không
Tổng quan
Bệnh Thiếu máu ác tính là gì?
Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi số lượng tế bào hồng cầu thấp (RBCs) hơn bình thường. Thiếu máu ác tính là một trong những loại thiếu máu thiếu hụt vitamin B12, nguyên nhân do cơ thể không có khả năng hấp thụ vitamin B12 cần thiết để tạo ra đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.
Loại bệnh thiếu máu này được gọi là “ác tính” bởi vì đây từng là một căn bệnh chết người do thiếu các biện pháp điều trị sẵn có. Tuy nhiên, ngày nay, căn bệnh này tương đối dễ điều trị bằng cách tiêm hoặc bổ sung B12. Mặc dù vậy, nếu không được điều trị, Thiếu Vitamin B12 có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu ác tính là gì?
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm và dường như khó nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng.
Các triệu chứng thông thường bị bỏ qua bao gồm:
Yếu ớt;
Nhức đầu;
Tức ngực;
Giảm cân.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể có dấu hiệu và triệu chứng về Thần kinh như:
Đi lại không vững;
Chứng liệt co cứng;
Bệnh thần kinh ngoại vi, tê ở cánh tay và chân;
Tổn thương tiến triển của tủy sống;
Mất trí nhớ.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác của sự thiếu hụt vitamin B12, có thể giống với bệnh thiếu máu ác tính, bao gồm:
Buồn nôn và ói mửa;
Nhầm lẫn;
Phiền muộn;
Táo bón;
Ăn mất ngon;
Ợ nóng.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, bạn nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra bệnh thiếu máu ác tính?
Nhìn chung có ba nguyên nhân chính gây thiếu máu ác tính, bao gồm:
Thiếu vitamin B12. Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra RBCs, do đó cơ thể cần lượng vitamin B12 đầy đủ. Vitamin B12 có trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta như thịt, gia cầm, sò, trứng…;
Thiếu IF. IF là một loại protein cho phép cơ thể hấp thụ vitamin B12, được tạo ra bởi các tế bào trong dạ dày. Sau khi được tiêu thụ, vitamin B12 sẽ di chuyển đến dạ dày và liên kết với IF. Hai loại này sau đó được hấp thu vào phần cuối cùng của ruột non. Nếu các tế bào này bị phá hủy do sự tấn công của hệ thống miễn dịch, cơ thể không thể hấp thụ vitamin B12;
Chứng đại hồng cầu. Nếu không có đủ vitamin B12, cơ thể sẽ tạo ra những tế bào hồng cầu lớn bất thường gọi là các tế bào đa bào. Bệnh thiếu máu ác tính là một loại thiếu máu đa bào, đôi khi được gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ do kích thước lớn bất thường của hồng cầu.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh thiếu máu ác tính?
Bệnh thiếu máu ác tính khá hiếm gặp, tỷ lệ mắc bệnh là 0,1%, riêng ở những người trên 60 tuổi là 1,9%.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu ác tính?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:
Có tiền sử gia đình mắc bệnh;
Có bệnh tiểu đường loại 1, bệnh tự miễn dịch hoặc một số bệnh đường ruột như bệnh Crohn;
Đã cắt bỏ một phần dạ dày hoặc ruột;
Từ 60 tuổi trở lên;
Ăn chay và không bổ sung vitamin B12.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thiếu máu ác tính?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B12, vì như vậy có thể giúp ngăn ngừa thiếu hụt vitamin B12. Nguồn thực phẩm bổ sung vitamin B12 tốt bao gồm:
Các loại ngũ cốc ăn sáng bổ sung vitamin B12;
Các loại thịt như thịt bò, gan, gia cầm và cá;
Trứng và các sản phẩm từ sữa (như sữa, sữa chua và phô mai);
Thực phẩm bổ sung vitamin B12, như đồ uống có nguồn gốc từ đậu nành và bánh mì kẹp thịt chay.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh thiếu máu ác tính?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:
Đếm tế bào máu. Xét nghiệm này sẽ đo mức vitamin B12 và lượng chất sắt trong huyết thanh;
Xét nghiệm thiếu hụt vitamin B12. Bác sĩ có thể đánh giá mức độ vitamin B12 thông qua xét nghiệm máu. Nồng độ thấp cho thấy bạn đang thiếu hụt vitamin B12;
Sinh thiết. Bác sĩ cũng có thể muốn biết liệu thành dạ dày của bạn có bị tổn thương hay không bằng xét nghiệm sinh thiết. Khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy đi một mẫu tế bào dạ dày sau đó kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm kiếm bất kỳ tổn thương nào;
Xét nghiệm sự thiếu hụt yếu tố bên trong. Sự thiếu hụt yếu tố bên trong được kiểm tra bằng cách xét nghiệm máu. Bác sĩ sẽ xét nghiệm các kháng thể chống lại IF và các tế bào dạ dày.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thiếu máu ác tính?
Việc điều trị thiếu máu ác tính là một quá trình gồm hai giai đoạn. Bác sĩ sẽ điều trị sự thiếu hụt vitamin B12 và kiểm tra xem bạn có thiếu hụt sắt hay không.
Bạn có thể phải tiêm vitamin B12 hàng ngày hoặc hàng tuần cho đến khi nồng độ B12 trở lại bình thường (hoặc gần bình thường). Trong vài tuần đầu điều trị, bác sĩ có thể khuyên bạn nên hạn chế hoạt động thể chất. Sau khi mức vitamin B12 trở lại bình thường, bạn chỉ cần tiêm mỗi tháng một lần. Bạn có thể tự mình tiêm hoặc đi khám bác sĩ.
Sau khi mức B12 trở lại bình thường, bác sĩ có thể khuyên bạn nên dùng thường xuyên liều bổ sung B12 thay vì tiêm. Vitamin B12 có trong các viên thuốc, gel mũi và thuốc xịt.