Thiếu máu do thiếu Folate

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để cung cấp oxy cho các mô cơ thể. Thiếu máu do thiếu Folate là sự giảm tế bào hồng cầu (thiếu máu) do thiếu Folate

Tên gọi khác: Thiếu máu

Triệu chứng

Thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, kém hoạt động, yếu, khó thở khi gắng sức, chán ăn, hay nôn, tiêu chảy

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) tìm các nguyên hồng cầu khổng lồ và đo mức axit Folic.

Điều trị

Điều trị nguyên nhân gây ra thiếu hụt Folate.

Tổng quan


Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh để cung cấp oxy cho các mô cơ thể. Thiếu máu do thiếu Folate là sự giảm tế bào hồng cầu (thiếu máu) do thiếu Folate. Folate là một loại vitamin B, còn được gọi là axit Folic. Trong thiếu máu do thiếu folate, các tế bào hồng cầu lớn bất thường, các tế bào này được gọi là Megalocytes hay Megaloblasts, được tìm thấy trong tủy xương, đây là lý do tại sao thiếu máu loại này cũng được gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ.

Triệu chứng

Thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, kém hoạt động, yếu, khó thở khi gắng sức, chán ăn, hay nôn, tiêu chảy, viêm miệng, viêm lưỡi, mất gai lưỡi, gan to, có những rối loạn nhẹ về Thần kinh như run tay chân, tăng trương lực cơ.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) tìm các nguyên hồng cầu Khổng lồ và đo mức axit Folic.

  • Có thể cần phải hút mẫu tủy và sinh thiết để thu các mẫu mô làm xét nghiệm.

Điều trị

  • Điều trị nguyên nhân gây ra thiếu hụt Folate.

  • Bổ sung axit Folic qua đường uống hoặc qua tĩnh mạch.

  • Nếu thiếu Folate do các bệnh về đường ruột, cần điều trị bệnh.

  • Có chế độ ăn đủ chất, ăn nhiều các loại rau có màu xanh và trái cây.

Thiếu máu do thiếu Folate - Ảnh minh họa 1
Thiếu máu do thiếu Folate - Ảnh minh họa 2
Thiếu máu do thiếu Folate - Ảnh minh họa 3
Thiếu máu do thiếu Folate - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Axit Folic là tập hợp một nhóm chất hoá học và sinh học gần nhau: axit Tetrahyđro Folic là thành phần chung của các Coenzym Folic, là dạng hoạt động của axit Folic.

Cấu trúc axit folic gồm 2 thành phần, axit Pteroic và axit Glutamic, nên axit Folic còn gọi là axit Pteryol Glutamic tan trong nước.

Axit folic được phân bố hầu hết ở các mô cơ thể, đặc biệt là gan. Hiện nay, chưa biết rõ lượng axit Folic (hoặc Folat) toàn bộ chứa trong cơ thể. Khó xác định được lượng axit Folic dự trữ, song chắc chắn là rất ít, nhưng đủ cho nhu cầu của cơ thể trong 4-5 tháng.

Các dẫn chất của axit Folic tham gia vào chuyển hoá một số axit amin, bazơ, purin, pyrimdin của axit Nucleic. Thiếu axit Folic làm cho sự phân chia tế bào chậm lại, nhất là những tế bào cơ thể người không có khả năng tổng hợp được axit Folic, cơ thể được cung cấp axit Folic qua thức ăn.

Hấp thu axit Folic được thực hiện ở niêm mạc đường tiêu hoá, hầu hết tá tràng và hỗn tràng, chỉ có axit Pteroyl ,Monoglutamic mới có thể hấp thu được qua niêm mạc.

Axit Folic có nhiều trong các thực phẩm như thịt, gan, thận, trứng, men mốc và hầu hết các rau xanh sẫm màu. Trong thức ăn, phân tử axit pteroic liên kết với nhiều phân tử axit Glutamic, dưới dạng Poglytamat, sự thủy phân hợp chất này ở niêm mạc ruột non nhờ enzym phân chia folic được khử axit Tetra-Hydrofolic và một số dẫn chất khác nhau.

Một số chất làm cản trở sự hấp thu axit Folic như các thuốc chống co giật, Bacbituric thuốc chống sốt rét, thuốc chống thụ thai.

Axit Folic bị thải nhiều qua mật, song phần lớn được tái hấp thu lại, phần lớn lượng Folic thấy trong phân không thải do vốn Folat của cơ thể thải ra, mà do vi khuẩn ở đại tràng tổng hợp và thải ra, Folat cũng được thải qua nước tiểu, nhưng số lượng rất ít.

Nhu cầu axit Folic thay đổi tùy theo tuổi và giai đoạn phát triển.

Phòng ngừa

  • Do cung cấp thiếu, do sai lầm về dinh dưỡng, thiếu dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu thốn và không cân bằng.

  • Do hấp thu kém vì mắc các bệnh có thương tổn ở ruột, bị hội chứng kém hấp thu, tiêu chảy kéo dài, lao ruột, axit Folic còn bị kém hấp thu do dùng thuốc, như các Bacbituric, các thuốc chống co giật khác, thuốc chống sốt rét (Malocide), thuốc chống chuyển hoá trong ung thư.

  • Do nhu cầu tăng, ở giai đoạn phát triển cơ thể nhanh ở trẻ em, phụ nữ có thai, nhất là phụ nữ đẻ nhiều, có thai mau, phụ nữ cho con bú, người bị sốt rét.

  • Các nguyên nhân trên có thể phối hợp với nhau làm tăng nguy cơ thiếu axit Folic và thiếu axit Folic nặng.

Điều trị

Biện pháp phòng bệnh thiếu máu axit Folic chủ yếu là giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn sử dụng nguồn thức ăn thích hợp, đặc biệt là rau xanh cũng như các thành phần thức ăn khác, nhất là đối với nhóm có nguy cơ cao, như trẻ nhỏ ở giai đoạn ăn sam, ở phụ nữ có thai, nhất là có thai nhiều lần và mau, phụ nữ cho con bú, người bị sốt rét, các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng protein - năng lượng cũng hạn chế thiếu máu do thiếu axit Folic vì hai bệnh này thường đi đôi với nhau.

Điều trị sớm và triệt để các bệnh mạn tính đường tiêu hoá, giun sán, vì các bệnh này làm giảm hấp thu axit folic.

Sử dụng thuốc an toàn, nhất là các thuốc làm hạn chế hấp thu axit Folic như Bacbituric, thuốc chống co giật, thuốc chữa động kinh, thuốc sốt rét, thuốc chống chuyển hoá, thường phải dùng thuốc này kéo dài, có thể cho thêm axit Folic và tăng cường chế độ ăn giàu axit Folic.

Ở những nơi mà tỉ lệ thiếu máu dinh dưỡng cao, để đề phòng thiếu axit Folic cho phụ nữ có thai, người ta bổ sung cho phụ nữ có thai từ 6 tháng trở đi và thời kì cho con bú 500mg axit Folic/ngày cùng với 30-240mg sắt, kết quả phòng ngừa thiếu máu tốt.