Thoát vị kẽ

Thoát vị kẽ là một trong ba loại thoát vị gian thành, những loại còn lại là thoát vị “bẹn” và “màng bụng”. Bệnh được định nghĩa như một túi thoát vị, thường ở vùng bẹn

Triệu chứng

Đau hoặc khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng (thường là vùng bụng dưới), đặc biệt là khi cúi xuống, ho hoặc nâng lên

Chẩn đoán

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể gặp tình trạng này, một xét nghiệm thực thể sẽ được thực hiện và một số xét nghiệm khác cũng sẽ được bác sĩ khuyến cáo.

Chụp X-quang cản quang; Nội soi; Siêu âm

Điều trị

Một số lựa chọn điều trị mà bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện, bao gồm: Thay đổi lối sống; Thuốc; Phẫu thuật

Tổng quan

Thoát vị kẽ là bệnh gì?

Thoát vị kẽ là một trong ba loại thoát vị gian thành, những loại còn lại là thoát vị “bẹn” và “màng bụng”. Bệnh được định nghĩa như một túi thoát vị, thường ở vùng bẹn, vượt qua giữa các lớp của thành bụng trước. Các túi có thể hoặc không thể được liên kết hay giao tiếp với nhau. Một túi bình thường sẽ ở trong ống bẹn, đi xuống bìu. Trong nhiều các kẽ, túi này nằm giữa các lớp cơ thành bụng.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh Thoát vị kẽ là gì?

Một số triệu chứng phổ biến của thoát vị kẽ bao gồm:

  • Đau hoặc khó chịu ở vùng bị ảnh hưởng (thường là vùng bụng dưới), đặc biệt là khi cúi xuống, Ho hoặc nâng lên;

  • Bụng bị suy yếu, có áp lực hoặc cảm giác nặng nề đè lên;

  • Cảm giác đau hoặc nóng rát ở chỗ phình ra.

Trong một số trường hợp, thoát vị không có triệu chứng. Bạn không thể biết mình mắc một thoát vị trừ khi bệnh hiển thị lên trong cuộc kiểm tra thể chất thường xuyên hoặc kiểm tra y tế cho một vấn đề khác không liên quan.

Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn chặn tình trạng này tồi tệ hơn và ngăn chặn việc cấp cứu y tế, vì vậy, nên nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn tình trạng nghiêm trọng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Thoát vị kẽ - Ảnh minh họa 1
Thoát vị kẽ - Ảnh minh họa 2
Thoát vị kẽ - Ảnh minh họa 3
Thoát vị kẽ - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây bệnh thoát vị kẽ?

Thoát vị kẽ được gây ra bởi sự kết hợp của tình trạng yếu cơ và dây chằng. Tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh, thoát vị kẽ có thể phát triển một cách nhanh chóng hoặc trong một thời gian dài.

Nguyên nhân thường gặp của suy nhược cơ bao gồm:

  • Đóng thành bụng không đúng có ngay từ khi còn trong bụng mẹ, đó là một khiếm khuyết bẩm sinh;

  • Tuổi tác;

  • Ho mạn tính;

  • Tổn thương từ chấn thương hoặc phẫu thuật.

Các yếu tố căng cơ có thể gây thoát vị kẽ, đặc biệt là nếu cơ bắp còn yếu, bao gồm:

  • Đang mang thai, trong đó áp lực sẽ đặt lên bụng;

  • Bị táo bón, khiến bạn căng thẳng khi đi tiêu;

  • Nâng trọng lượng nặng;

  • Có chất lỏng ở bụng, báng bụng;

  • Đột nhiên tăng cân;

  • Ho dai dẳng hoặc hắt hơi.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh hoát vị kẽ?

Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có vẻ phổ biến hơn ở nam giới so với phụ nữ.

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh thoát vị kẽ?

Bạn có thể có rủi ro cao hơn cho tình trạng này nếu bạn đang gặp những điều kiện sau đây:

  • Một bệnh sử cá nhân hoặc gia đình mắc thoát vị kẽ;

  • Thừa cân hoặc béo phì;

  • Ho mạn tính;

  • Táo bón mạn tính;

  • Hút thuốc, có thể gây ho mạn tính;

  • Điều kiện như xơ nang cũng có thể gián tiếp làm tăng nguy cơ phát triển chứng thoát vị. Xơ nang làm suy yếu chức năng của phổi, gây ho mạn tính.

Phòng ngừa

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh thoát vị kẽ?

Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh này bằng các biện pháp sau:

  • Bỏ thuốc lá;

  • Gặp bác sĩ khi bạn đang bị bệnh để tránh tạo ra cơn ho dai dẳng;

  • Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh;

  • Tránh căng thẳng trong quá trình đi tiêu hoặc đi tiểu;

  • Nâng hạ các vật với đầu gối của bạn và không bằng lưng;

  • Tránh nâng tạ quá nặng.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh thoát vị kẽ?

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có thể gặp tình trạng này, một xét nghiệm thực thể sẽ được thực hiện và một số xét nghiệm khác cũng sẽ được bác sĩ khuyến cáo. Nếu bạn bị thoát vị kẽ, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh với việc chụp X-quang cản quang hoặc nội soi hay siêu âm. Những xét nghiệm này cho phép bác sĩ xem các vị trí bên trong của dạ dày:

Chụp X-quang cản quang

Phương pháp này sẽ cho thấy một loạt các hình ảnh X-quang của đường tiêu hóa. Các hình ảnh được ghi lại sau khi bạn đã hoàn tất việc uống một chất lỏng có chứa barium, trong đó cho phép hiện rõ khi chụp X-quang.

Nội soi

Phương pháp này liên quan đến việc lồng một camera nhỏ gắn vào ống xuống cổ họng, thành thực quản và dạ dày.

Siêu âm

Bác sĩ có thể thực hiện siêu âm, sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra một hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh thoát vị kẽ?

Một số lựa chọn điều trị mà bác sĩ có thể khuyên bạn thực hiện, bao gồm:

Thay đổi lối sống

Thay đổi chế độ ăn uống thường có thể điều trị các triệu chứng của thoát vị kẽ. Bạn nên tránh ăn nhiều và nặng, không nằm hoặc cúi xuống sau bữa ăn và giữ trọng lượng cơ thể ở mức độ cho phép.

Nếu những thay đổi trong chế độ ăn uống không loại bỏ được sự khó chịu, bạn có thể cần phải phẫu thuật để điều trị thoát vị.

Thuốc

Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một đơn thuốc. Bạn phải làm theo chỉ định để điều trị thoát vị.

Phẫu thuật

Nếu thoát vị kẽ đang phát triển lớn hơn hoặc gây đau, bác sĩ có thể quyết định phẫu thuật. Bác sĩ có thể điều trị thoát vị bằng cách vá các lỗ ở thành bụng trong phẫu thuật với lưới phẫu thuật.

Thoát vị có thể được điều trị bằng phẫu thuật mở hoặc nội soi. Phẫu thuật nội soi sử dụng một máy ghi hình nhỏ và thiết bị phẫu thuật thu nhỏ để sửa chữa thoát vị, chỉ sử dụng một vài vết rạch nhỏ. Phẫu thuật nội soi ít gây tổn hại đến các mô xung quanh.

Phẫu thuật mở đòi hỏi một quá trình hồi phục lâu hơn. Bạn có thể không thể di chuyển xung quanh bình thường trong khoảng sáu tuần. Phẫu thuật nội soi có thời gian phục hồi ngắn hơn nhiều. Tuy nhiên, nguy cơ tái phát thoát vị kẽ của bạn lại cao hơn.