Trachoma

Bệnh mắt hột là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có ảnh hưởng đến mắt. Vi khuẩn truyền nhiễm, lây lan do tiếp xúc với mắt, mí mắt, mũi, cổ họng của người nhiễm hoặc do tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi khuẩn

Tên gọi khác: mắt hột

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau mắt hột thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và có thể bao gồm: ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt, mắt chảy dịch nhầy hoặc mủ, sưng mí mắt, sợ ánh sáng, đau mắt.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm dịch nhầy/mủ mắt để xác định vi khuẩn gây bệnh.

Điều trị

Trong giai đoạn đầu, điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể giúp loại bỏ các nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ tra mắt Tetracycline hoặc Azithromycin uống (Zithromax). Azithromycin có hiệu quả hơn Tetracycline nhưng tốn kém hơn.

Tổng quan

Đau mắt hột hay Trachoma là bệnh gì?

Bệnh mắt hột là bệnh Nhiễm trùng do vi khuẩn có ảnh hưởng đến mắt. Vi khuẩn truyền nhiễm, lây lan do tiếp xúc với mắt, mí mắt, mũi, cổ họng của người nhiễm hoặc do tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm vi khuẩn. Ban đầu, đau mắt hột có thể gây Ngứa nhẹ và kích ứng mắt và mí mắt, sau đó mí mắt bị sưng và có mủ chảy ra từ mắt. Nếu không điều trị, Bệnh đau mắt hột có thể dẫn đến mù lòa. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng 6 triệu người đã bị mù do bệnh mắt hột. Điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đau mắt hột.

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đau mắt hột thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và có thể bao gồm: ngứa nhẹ, kích ứng mắt và mí mắt, mắt chảy dịch nhầy hoặc mủ, sưng mí mắt, sợ ánh sáng, đau mắt.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm dịch nhầy/mủ mắt để xác định vi khuẩn gây bệnh.

Điều trị

  • Điều trị phụ thuộc vào mức độ và giai đoạn của bệnh.

  • Trong giai đoạn đầu, điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể giúp loại bỏ các nhiễm trùng. Bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ tra mắt Tetracycline hoặc Azithromycin uống (Zithromax). Azithromycin có hiệu quả hơn Tetracycline nhưng tốn kém hơn.

  • Điều trị các giai đoạn sau của bệnh đau mắt hột bao gồm dị tật mí gây đau có thể cần phải phẫu thuật.

  • Nếu giác mạc bị ảnh hưởng nặng, gây giảm nghiêm trọng thị lực, ghép giác mạc là một lựa chọn.

Trachoma - Ảnh minh họa 1
Trachoma - Ảnh minh họa 2
Trachoma - Ảnh minh họa 3
Trachoma - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Bệnh mắt hột là tình trạng viêm mạn tính của lớp mô bên ngoài của mắt và mí mắt (kết mạc). Tình trạng này xảy ra do nhiễm một loại vi sinh vật là Chlamydia trachomatis.

Qua một quá trình nhiều năm từ những năm đầu của thời thơ ấu, sự viêm nhiễm, vốn là đáp ứng của cơ thể với nhiễm trùng, làm cho kết mạc hóa sẹo và thô ráp. Tình trạng này cản trở chức năng bình thường của kết mạc là bôi trơn, bảo vệ và dinh dưỡng cho lớp mô trong suốt ở mặt trước của mắt, tức là giác mạc. Giác mạc cũng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình viêm nhiễm này. Vì vậy, giác mạc cũng dần tự hóa sẹo, bị mờ đi, không đồng nhất và phát triển những mạch máu bất thường, làm giảm thị lực.

Giác mạc cũng trở nên nhạy cảm hơn với các loại nhiễm trùng khác và giảm khả năng ứng phó với những tổn thương từ môi trường bên ngoài và chấn thương. Toàn bộ quá trình này thường kéo dài nhiều năm.

Ở giai đoạn muộn, mí mắt có thể hóa sẹo nhiều làm cho chúng áp sát vào phía trong và vì vậy, các lông mi sẽ cọ xát lên giác mạc (chứng lông quặm). Quá trình này vừa gây đau vừa gây tổn thương giác mạc. Trong trường hợp này, tổn thương giác mạc sẽ xấu đi nhanh chóng. Nếu không điều trị, sẹo hóa và sự mờ đục giác mạc sẽ nhanh chóng dẫn đến mù lòa đối với mắt đó. Thường thì cả hai mắt cùng bị ảnh hưởng, vì vậy, bệnh nhân sẽ bị mù. Mù do bệnh mắt hột hầu như không thể chữa được và cuối cùng, mắt thường bị phá hủy bởi nhiễm trùng thứ phát.

Phòng ngừa

Năm 1907, hai tác giả là Von Prowareck và Halberstaedler đã tìm thấy trong các tế bào biểu mô của người bị bệnh mắt hột có những tập hợp của nhiều chấm nhỏ gọi là thể PH. Khi nhuộm Giemsa thấy các thể PH nằm sát với nhân, trong nguyên sinh chất của tế bào. Thể PH là tập hợp của nhiều nguyên vi thể (CI: từ 0,5 đến 1 micron) ở trung tâm của thể PH có những chấm nhỏ hơn (CE từ 0,23 đến 0,5 micron).

Thể PH (CPH) thường gặp ở những giai đoạn đầu của bệnh mắt hột. Theo Stepanova (1927), CPH(+) ở thời kỳ TrI: 76,21%, TrII: 65%. TrIII: 19%.

Từ năm 1907 đến 1930, khi Prowareck và Halberstaedler phát hiện các thể vùi trong tế bào biểu mô của người bị mắt hột, người ta đã giả thiết tác nhân mắt hột là một vi-rút cỡ lớn.

Từ năm 1953 đến 1960, các tác giả coi tác nhân mắt hột nằm trong ranh giới giữa vi-rút và vi khuẩn. Tác nhân mắt hột bắt đầu được đặt tên là Chlamydia. Chlamydia mắt hột có những đặc tính giống vi khuẩn và vi-rút.

Các đặc tính giống vi-rút:

  • Có sự hình thành các thể vùi trong nguyên sinh chất của tế bào biểu mô.

  • Ký sinh bắt buộc vào tế bào (dưới dạng thể vùi CPH), phải dựa vào sự chuyển hóa của tế bào phát triển.

  • Có thể xuyên qua được màng lọc tế bào.

Các đặc tính giống vi khuẩn:

  • Sinh sản theo cơ chế phân đôi.

  • Có 2 axít nhân ADN và ARN.

  • Hình thành màng bọc tế bào có axít nuramic.

  • Chịu tác dụng của một số kháng sinh và sulfamid.

  • Hiện nay Chlamydia trachomatis là tác nhân đặc trưng gây bệnh mắt hột và các bệnh viêm đường tiết niệu, sinh dục ở người, thuộc họ Chlamydiaceae. Vi khuẩn này thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm.

Điều trị

Mắt hột là bệnh dễ mắc và dễ lây nhiễm, và khi bị bệnh mắt hột chúng ta sẽ có nguy cơ mù lòa vì những biến chứng của nó. Vì vậy, phòng ngừa bệnh cũng như hạn chế tỉ lệ mù lòa vì những biến chứng của mắt hột mà một trong những mục tiêu của chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của chúng ta.

Để phòng ngừa chúng ta cần lưu ý các vấn đề sau đây:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho mắt bằng các biện pháp:

    • Rửa mặt bằng khăn mặt riêng sạch, nước rửa sạch.

    • Giữ tay sạch, không dụi bẩn lên mắt, nhất là các em nhỏ.

    • Không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn bắn vào mắt.

    • Đi đường gió bụi nên đeo kính mát, về nhà nên rửa mặt sạch sẽ.

    • Tiêu diệt ruồi nhặng là trung gian truyền bệnh.

  • Đến khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng khó chịu ở mắt.

  • Kiên trì điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.