Viêm Amiđan

Amiđan là một đôi hạch lymphô đặc biệt nằm ở hai bên họng, nằm sau, ở phía trên lưỡi. Amiđan là một phần của hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh

Triệu chứng

Triệu chứng Viêm Amiđan là Đau họng, khó nuốt, sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau tai, giọng nói thay đổi, mất tiếng, hơi thở có mùi hôi.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm chất nhầy cổ họng có thể giúp xác định nguyên nhân gây bệnh do virut hay vi khuẩn.

Điều trị

Điều trị Viêm Amiđan phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs (Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn), thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol), và Steroid.

Tổng quan


Amiđan là một đôi hạch lymphô đặc biệt nằm ở hai bên họng, nằm sau, ở phía trên lưỡi. Amiđan là một phần của hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh. Viêm Amiđan là tình trạng nhiễm trùng amiđan. Nguyên nhân nhiễm trùng: do vi khuẩn như Streptococcus hoặc virut như virut Ebstein-Barr. Ở một số trường hợp hiếm, viêm amiđan có thể phát triển thành áp-xe.

Triệu chứng

Triệu chứng Viêm Amiđan là Đau họng, khó nuốt, sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau tai, giọng nói thay đổi, mất tiếng, hơi thở có mùi hôi.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Xét nghiệm chất nhầy cổ họng có thể giúp xác định nguyên nhân gây bệnh do virut hay vi khuẩn.

  • Xét nghiệm máu kiểm tra số lượng bạch cầu đơn nhân có thể được thực hiện.

Điều trị

  • Điều trị Viêm Amiđan phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs (Ibuprofen/Motrin hoặc Advil, Naproxen/Naprosyn), thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol), và Steroid.

  • Một số trường hợp viêm amiđan không do vi khuẩn thì kháng sinh không có tác dụng.

  • Phẫu thuật cắt bỏ amiđan được khuyến nghị nếu bệnh lặp đi lặp lại.

Viêm Amiđan - Ảnh minh họa 1
Viêm Amiđan - Ảnh minh họa 2
Viêm Amiđan - Ảnh minh họa 3
Viêm Amiđan - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

1. Khái niệm

Amiđan là một đôi hạch lymphô đặc biệt nằm ở hai bên họng, phía sau trên của lưỡi. Amiđan là một phần hệ miễn dịch của cơ thể giúp bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn gây bệnh - bằng cách chứa các tế bào bạch cầu, nhấn chìm vi khuẩn và virut khi các tác nhân này xâm nhập vào qua mũi và miệng. Khi tế bào bạch cầu nhấn chìm vi khuẩn và virut, chúng gây ra nhiễm khuẩn nhẹ ở amiđan. Viêm nhiễm nhẹ này sau đó kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể hình thành kháng thể chống lại nhiễm trùng như vậy trong tương lai. Nhưng đôi khi amiđan có thể bị áp đảo bởi vi khuẩn và virut, bị sưng và viêm. Hậu quả là viêm amiđan.

Viêm amiđan là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm amiđan có thể là viêm cấp, viêm tái phát cấp hoặc viêm mãn tính. Viêm amiđan là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng và di chứng nguy hiểm, cần được điều trị sớm

2. Phân loại

Nhìn chung, viêm amiđan được phân thành 2 loại:

  • Viêm amiđan cấp tính

    Là viêm xung huyết và xuất tiết của amiđan khẩu cái, thường gặp ở trẻ từ 3 - 4 tuổi trở lên, do vi khuẩn hoặc virut gây nên, thường thấy ở thời kỳ xâm lấn của nhiều bệnh viêm nhiễm vì vậy có người coi amiđan là cửa vào của một số vi khuẩn hay virut như: viêm khớp cấp, bại liệt, dịch viêm não, viêm màng não…

  • Viêm amiđan mãn tính

    Viêm amiđan mãn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần. Tuỳ theo mức độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể, amiđan có thể (quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi, hoặc amiđan có thể nhỏ lại (xơ chìm).

Phòng ngừa

Một số virut đường hô hấp có thể làm viêm amiđan, gồm virut Epstein-Barr (EBV). Đây là virut có thể gây tăng bạch cầu đơn nhân. Một số ít vi khuẩn có thể làm viêm amiđan. Thường gặp nhất là liên cầu, liên cầu khuẩn sinh mủ, hoặc liên cầu tan huyết bêta nhóm A.

Điều trị

Để hạn chế viêm amiđan nên giữ gìn vệ sinh môi trường sống, vệ sinh ăn uống, giữ ấm vùng mũi họng, tránh nơi ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý (một muỗng cà phê muối pha với nửa lít nước ấm). Không nên pha quá mặn sẽ làm tổn hại niêm mạc họng.