Viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi-rút Coxsackie

Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi-rút Coxsackie thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Triệu chứng

Triệu chứng tuỳ theo từng khu vực, bao gồm: sốt, đau họng, nổi mụn ở yết hầu - vòm miệng - lưỡi gà - amidan, tím tái, khó thở, mạch nhanh, tim to...

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), điện tâm đồ.

Điều trị

Điều trị các bệnh và hội chứng do vi-rút Coxsackie gây ra chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và nâng đỡ trong các trường hợp viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, đái tháo đường, viêm tụy, hội chứng giống bại liệt

Tổng quan


Bệnh Viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi-rút Coxsackie thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Vi-rút Coxsackie A (thường gặp A16), vi-rút Coxsackie B, Echovirus, Enterovirus (thường gặp E71, E68). Các vi-rút này thuộc họ Picornaviridae.

Triệu chứng

Triệu chứng tuỳ theo từng khu vực, bao gồm: sốt, đau họng, nổi mụn ở yết hầu - vòm miệng - lưỡi gà - amidan, tím tái, khó thở, mạch nhanh, tim to...

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), điện tâm đồ.

Điều trị

Điều trị các bệnh và hội chứng do vi-rút Coxsackie gây ra chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc và nâng đỡ trong các trường hợp Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, đái tháo đường, viêm tụy, hội chứng giống bại liệt. Hầu hết những hội chứng do vi-rút Coxsackie có tính chất lành tính và tự khỏi. Dùng Globulin miễn dịch trong trường hợp bị bệnh nặng như viêm não, màng não, viêm đa cơ...

Viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi-rút Coxsackie - Ảnh minh họa 1
Viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi-rút Coxsackie - Ảnh minh họa 2
Viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi-rút Coxsackie - Ảnh minh họa 3
Viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi-rút Coxsackie - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi-rút Coxsackie thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Đặc điểm của bệnh: Vi-rút Coxsackie là nguyên nhân của một nhóm bệnh bao gồm viêm họng (Herpangia, Enteroviral vesicular pharyngitis), tay chân miệng (đã có bài riêng), viêm tim (Enteroviral carditis). 

  • Viêm họng: Thấy ở nhiều nơi trên thế giới, có thể tản phát, có khi bộc phát thành dịch (ở nhóm tuổi nhà trẻ). Tỉ lệ mắc cao vào cuối hè, đầu thu. Thường xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhất là nhóm tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Nhưng cũng có thể thấy ở thanh niên.

  • Viêm tim: Ít gặp, thường có tính tản phát nhưng có xu hướng gia tăng khi có dịch nhiễm vi-rút Coxsackie nhóm B. Những vụ dịch với tỉ lệ chết/mắc cao ở trẻ sơ sinh được ghi nhận ở một số nhà hộ sinh, khoa sản bệnh viện.

    Viêm tim do vi-rút Coxsackie nhóm B chiếm khoảng 1/3 số ca viêm cơ tim cấp. Hầu hết những ca viêm cơ tim hay màng tim xảy ra ở trẻ sơ sinh, thanh thiếu niên. Khoảng 2/3 bệnh nhân là giới nam. 

Phòng ngừa

Tên tác nhân: Vi-rút Coxsackie A (thường gặp A16), Vi-rút Coxsackie B, Echovirus, Enterovirus (thường gặp E71, E68). Các vi-rút này thuộc họ Picornaviridae.

  • Hình thái của vi-rút
    • Hình cầu, đường kính 27-30 nm.

    • Lớp Capsid gồm 60 tiểu đơn vị, không có lớp bao ngoài.

    • Bên trong chứa ARN, là thành phần di truyền, nhân lên và gây nhiễm của vi-rút. Vi-rút nhân lên ở bào tương của tế bào bị nhiễm.

  • Khả năng tồn tại trong môi trường bên ngoài

    • Vi-rút bị đào thải ra ngoại cảnh từ phân, dịch hắt hơi, sổ mũi.

    • Vi-rút bị bất hoạt bởi nhiệt 56 độ C trong vòng 30 phút, tia cực tím, tia gamma.

    • Vi-rút chịu được pH với phổ rộng từ 3-9.

    • Bị bất hoạt bởi: 2% Natri hyproclorite (nước Javel), Chlorine tự do. Không hoặc ít bị bất hoạt bởi các chất hòa tan lipid như: Cồn, Chloroform, Phenol, Ether.

    • Ở nhiệt độ lạnh 40oC, vi-rút sống được vài ba tuần.

Điều trị

1. Biện pháp dự phòng

  • Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: Giáo dục cho cộng đồng nhất là nhân viên nhà trẻ, mẫu giáo về tầm quan trọng của rửa tay, dùng riêng các vật dụng cá nhân. 

  • Vệ sinh phòng bệnh: 

    • Giảm tiếp xúc với người khác (tránh tụ họp đông người).

    • Tăng thông khí

    • Rửa tay

2. Biện pháp chống dịch

  • Tổ chức: Báo cáo theo qui định.

  • Chuyên môn:

    • Xử lý bệnh nhân: Do khả năng bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, trẻ mới sinh ở nhà hộ sinh, nếu nghi ngờ nhiễm bệnh cần được chăm sóc tích cực.

    • Quản lý người mang trùng, người tiếp xúc: Việc điều tra người tiếp xúc không có giá trị thực tiễn, trừ khi muốn phát hiện thêm những ca khác trong nhóm trẻ em nhà trẻ. Trong trường hợp bệnh viêm cơ tim, những người nghi ngờ nhiễm vi-rút Coxsackie (kể cả nhân viên y tế) không được đến thăm nhà hộ sinh, khoa sản bệnh viện và cũng tránh tiếp xúc trẻ sơ sinh hoặc thai phụ gần ngày sinh.

    • Dự phòng cho đối tượng nguy cơ cao: hiện nay chưa có vắc-xin.

    • Xử lý môi trường: Xử lý dịch tiết đường hô hấp, phân, vật dụng bị nhiễm phân hoặc dịch tiết đường hô hấp. Rửa tay sau khi xử lý các chất này.

3. Nguyên tắc điều trị:

  • Chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trong trường hợp viêm tim, cần chăm sóc hỗ trợ tích cực.

  • Kiểm dịch y tế biên giớiBệnh nhiễm vi-rút Coxsackie không nằm trong danh mục kiểm dịch y tế.