Viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính là tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng/năm và ít nhất là 2 năm liền.

Triệu chứng

Triệu chứng Viêm phế quản mạn tính là Ho và khạc đờm, khó thở, có thể có biểu hiện ngừng thở khi ngủ.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Siêu âm, nội soi phế quản.

  • Xét nghiệm đờm.

  • Xét nghiệm sinh hóa máu, đo IgA, IgG, IgM để phát hiện hội chứng giảm kháng thể.

  • Khí máu động mạch.

  • Nhuộm và cấy vi khuẩn.

Điều trị

Bỏ hút thuốc lá, sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc giãn phế quản giúp loại bỏ tình trạng tăng tiết phế quản đồng thời làm giảm co thắt phế quản, giảm tắc nghẽn đường thở

Tổng quan


Viêm phế quản mạn tính là Tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây Ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng/năm và ít nhất là 2 năm liền.

Triệu chứng

Triệu chứng Viêm phế quản mạn tính là Ho và khạc đờm, khó thở, có thể có biểu hiện ngừng thở khi ngủ.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Siêu âm, nội soi phế quản.

  • Xét nghiệm đờm.

  • Xét nghiệm sinh hóa máu, đo IgA, IgG, IgM để phát hiện hội chứng giảm kháng thể.

  • Khí máu động mạch.

  • Nhuộm và cấy vi khuẩn.

Điều trị

Bỏ hút thuốc lá, sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn, thuốc Giãn phế quản giúp loại bỏ tình trạng tăng tiết phế quản đồng thời làm giảm co thắt phế quản, giảm tắc nghẽn đường thở. Thuốc Corticosteroid được sử dụng nếu bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp trên. Bổ sung dịch qua đường uống hoặc đường tĩnh mạch (nếu phế quản co thắt nhiều) giúp làm loãng chất tiết (đờm) và loại bỏ chúng khỏi đường thở dễ dàng hơn khi ho. Dẫn lưu tư thế giúp loại bỏ chất tiết khỏi đường thở, thường được phối hợp với vỗ rung ngực. Liệu pháp thở ôxy khi gắng sức có thể giúp làm tăng áp lực động mạch phổi, giảm triệu chứng thở hụt hơi và tăng khả năng vận động.

Viêm phế quản mạn tính - Ảnh minh họa 1
Viêm phế quản mạn tính - Ảnh minh họa 2
Viêm phế quản mạn tính - Ảnh minh họa 3
Viêm phế quản mạn tính - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Định nghĩa

Viêm phế quản mạn tính là một tình trạng viêm tăng tiết nhầy mạn tính của niêm mạc phế quản, gây ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt ít nhất 3 tháng/năm và ít nhất là 2 năm liền. (Định nghĩa này loại trừ các bệnh gây ho khạc mạn tính khác: lao phổi, giãn phế quản...).

Phân loại

Viêm phế quản mạn tính chia làm 3 loại:

  • Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: chỉ ho và khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí phổi. Có thể điều trị khỏi.

  • Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD : Chronic Obstructive Pulmonary Disease).

  • Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.

Phòng ngừa

  • Do sự xâm nhập của vi khuẩn: Trong phế quản của bệnh nhân người ta thấy sự có mặt của trên 15 loại vi khuẩn trong số đó hay gặp nhất là phế cầu và Hemophylus influenza.

  • Do suy giảm chức năng chống đỡ của cơ thể: Nguyên nhân chính là do hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường

Điều trị

  • Phòng mắc viêm phế quản mạn tính rất quan trọng trước hết là không hút thuốc lá, thuốc lào. Nếu đã hút thuốc phải bỏ hút càng sớm càng tốt.

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây ô nhiễm. Làm việc ở nơi khói bụi, hơi độc phải có phương tiện bảo hộ, ít nhất là mang khẩu trang.

  • Phòng những đợt bùng phát cấp tính cần ngăn chặn các đợt viêm nhiễm cấp tính, cúm.

  • Mùa lạnh phải giữ ấm. Điều trị sớm các viêm nhiễm đường hô hấp trên. Tiêm vaccin chống cúm, tiêm hoặc uống các vaccin đa giá để hạn chế viêm nhiễm đường hô hấp.

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao các môn phù hợp: thái cực quyền, luyện thở bằng thở bụng để cải thiện rối loạn thông khí.