Tên gọi khác: Võng mạc tiểu đường
Chẩn đoán
Có hai phương pháp điều trị có thể giúp những bệnh nhân trong giai đoạn bệnh tiến triển:
Phẫu thuật laser: ở phương pháp này bác sĩ sẽ đốt cháy các mạch máu bất thường ở võng mạc bằng laser. Phương pháp này còn được gọi là ngưng kết quang học. Nó sẽ giúp giữ cho các mạch máu không bị rò rỉ và thu hẹp các mạch máu bất thường;
Phẫu thuật lấy bỏ dịch thủy tinh: ở phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ máu rò rỉ từ các mạch máu. Bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp này để chữa biến chứng bong võng mạc.
Bên cạnh các biện pháp trên, bạn cũng nên tự mình kiểm soát lượng đường (glucose) và các nguy cơ tiềm ẩn khác như huyết áp và cholesterol để ngăn ngừa diễn biến xấu đi của bệnh.
Tổng quan
Bệnh Võng mạc tiểu đường là bệnh gì?
Bệnh võng mạc tiểu đường hay còn gọi là võng mạc đái tháo đường. Đây là bệnh về mắt gây ra do bệnh tiểu đường. Bệnh này ảnh hưởng đến võng mạc của mắt, một bộ phận của Mắt giúp chúng ta nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Căn bệnh này xuất hiện khi bệnh tiểu đường làm tổn thương những mạch máu nhỏ của võng mạc và gây sưng và làm rò rỉ chất dịch vào mắt. Những mạch máu dư thừa của võng mạc có thể phát triển, làm tổn thương thị lực. Bệnh võng mạc tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa ở người từ 20 đến 70 tuổi.
Bệnh võng mạc tiểu đường có bốn giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là bệnh võng mạc không tăng sinh nhẹ, với những khu vực sưng lên như bong bóng ở các mạch máu nhỏ của võng mạc. Tiếp theo là giai đoạn bệnh võng mạc không tăng sinh vừa, các mạch máu sẽ bắt đầu bị tắc nghẽn. Giai đoạn thứ ba là bệnh võng mạc không tăng sinh nghiêm trọng, ở giai đoạn này, nhiều mạch máu sẽ bị tắc nghẽn hơn và những mạch máu mới bắt đầu phát triển. Cuối cùng là giai đoạn tiến triển (võng mạc tăng sinh), những mạch máu mới bất thường, dễ vỡ phát triển dọc theo võng mạc và xuất hiện các dịch thủy tinh bên trong mắt.
Những ai thường mắc phải bệnh võng mạc tiểu đường?
Bệnh võng mạc tiểu thường chỉ xuất hiện ở những người bị bệnh tiểu đường. Theo thống kê, hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường đều trải qua vài giai đoạn của bệnh võng mạc tiểu đường.
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh võng mạc tiểu đường là gì?
Bệnh võng mạc tiểu đường thường không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, một số triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện bao gồm:
Nhìn thấy vài đốm hoặc vệt tối nhỏ, trôi nổi trước mắt;
Mờ mắt;
Thị lực bị biến động mạnh;
Mất thị lực;
Khả năng nhìn màu sắc có thể bị tổn thương.
Bệnh võng mạc tiểu đường thường ảnh hưởng cả hai mắt.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên lạc ngay với bác sĩ nếu xuất hiện bất cứ triệu chứng nào kể trên. Ngoài ra, theo dõi diễn tiến bệnh tiểu đường là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ bị mất thị lực. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy đến gặp bác sĩ Nhãn khoa để khám mắt hàng năm để đo độ co giãn của mắt, ngay cả khi thị lực của bạn vẫn đang rất tốt. Mang thai có thể làm trầm trọng thêm bệnh võng mạc tiểu đường, vì vậy nếu bạn đang mang thai, bác sĩ nhãn khoa có thể khuyên bạn nên đi khám mắt thêm trong suốt thai kỳ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh võng mạc tiểu đường là gì?
Những mạch máu bị tổn thương có thể gây ra mù lòa khi những mạch máu dễ vỡ, bất thường phát triển và rò rỉ máu vào vùng trung tâm của mắt. Giai đoạn tiến triển này gọi là võng mạc tăng sinh. Ngoài ra, chất dịch cũng có thể rò rỉ vào vùng trung tâm của điểm vàng của mắt, nơi giúp ta có tầm nhìn sắt nét và thẳng về phía trước. Lúc này, điểm vàng sưng (phù hoàng điểm) và thị lực trở nên mờ đi.
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường?
Bất cứ ai có bệnh tiểu đường cũng có thể mắc bệnh võng mạc tiểu đường. Nguy cơ mắc các bệnh về mắt có thể tăng do:
Thời gian mắc bệnh: mắc bệnh tiểu đường càng lâu, nguy cơ mắc bệnh võng mạc tiểu đường sẽ càng lớn;
Kiểm soát lượng đường huyết kém;
Cao huyết áp;
Cholesterol cao;
Mang thai;
Hút thuốc lá.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh võng mạc tiểu đường?
Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều dưới đây:
Theo dõi chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường huyết;
Tập thể dục;
Gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng của bệnh tiểu đường mất kiểm soát (ví dụ như tăng sự khát nước, tăng sự đi tiểu, tăng sự ăn ngon miệng kèm theo sụt cân);
Gọi cho bác sĩ nếu bạn thấy có những thay đổi về thị lực;
Không hút thuốc hoặc uống đồ uống có cồn;
Đi kiểm tra mắt hàng năm cho dù bạn không xuất hiện triệu chứng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh võng mạc tiểu đường?
Ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc tiểu đường có thể không cần điều trị nhưng phải được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ nhãn khoa.
Có hai phương pháp điều trị có thể giúp những bệnh nhân trong giai đoạn bệnh tiến triển:
Phẫu thuật laser: ở phương pháp này bác sĩ sẽ đốt cháy các mạch máu bất thường ở võng mạc bằng laser. Phương pháp này còn được gọi là ngưng kết quang học. Nó sẽ giúp giữ cho các mạch máu không bị rò rỉ và thu hẹp các mạch máu bất thường;
Phẫu thuật lấy bỏ dịch thủy tinh: ở phương pháp này bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ máu rò rỉ từ các mạch máu. Bác sĩ cũng có thể sử dụng phương pháp này để chữa biến chứng bong võng mạc.
Bên cạnh các biện pháp trên, bạn cũng nên tự mình kiểm soát lượng đường (glucose) và các nguy cơ tiềm ẩn khác như huyết áp và cholesterol để ngăn ngừa diễn biến xấu đi của bệnh.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường?
Để chẩn đoán bệnh võng mạc tiểu đường, đầu tiên bác sĩ nhãn khoa có thể yêu cầu bạn đọc một biểu đồ mắt để kiểm tra thị lực của bạn. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra mắt khi con ngươi giãn bằng cách nhỏ thuốc giãn đồng tử vào mắt bạn. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành một số kiểm tra sau:
Đo nhãn áp: đo áp suất chất lỏng bên trong mắt của bạn;
Kiểm tra đèn khe: kiểm tra các cấu trúc bên trong đôi mắt của bạn;
Kiểm tra và chụp hình võng mạc của bạn.