Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Phục hồi van động mạch chủ là gì?
Phục hồi van động mạch chủ và thay thế van động mạch chủ là các thủ thuật điều trị bệnh ảnh hưởng đến van động mạch chủ.
Mục đích của phương pháp này là giúp phục hồi lưu lượng máu bình thường, giảm các triệu chứng, kéo dài tuổi thọ và bảo vệ chức năng của cơ tim.
Khi nào bạn nên thực hiện phục hồi van động mạch chủ?
Nếu bạn được chẩn đoán bị tổn thương van động mạch chủ, bác sĩ sẽ đánh giá cụ thể về tình trạng bệnh và giúp bạn cân nhắc những rủi ro của phẫu thuật tim. Để hạn chế những rủi ro, bạn tiếp tục kiểm soát rối loạn bằng thuốc và các phương pháp điều trị không phẫu thuật.
Trong một số trường hợp, đặc biệt là nếu các triệu chứng của bạn không nghiêm trọng, chúng có thể được quản lý bằng thuốc và chế độ sinh hoạt.
Rối loạn van động mạch chủ nghiêm trọng hoặc có các triệu chứng có thể được chỉ định phẫu thuật.
Quyết định phục hồi hoặc thay thế van động mạch chủ bị tổn thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Mức độ nghiêm trọng của bệnh van động mạch chủ.
Độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bạn.
Nếu bạn cần phẫu thuật tim để khắc phục vấn đề về tim khác (như phẫu thuật bắc cầu), cả hai tình trạng có thể được điều trị cùng một lúc.
Việc Phục hồi van động mạch chủ thường là lựa chọn đầu tiên bởi vì nó có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn, duy trì độ bền, chức năng của van tim và giảm lượng thuốc làm loãng máu khi dùng một số loại van thay thế.
Không phải tất cả các van có thể được phục hồi và phẫu thuật phục hồi van tim thường khó làm hơn là thay thế van. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cần phải xem xét đến tình trạng bệnh của bạn.
Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
Điều cần thận trọng
Thận trọng
Trước khi thực hiện phục hồi van động mạch chủ, bạn cần biết gì?
Điều trị phục hồi van động mạch chủ phụ thuộc vào mức độ tình trạng bệnh, cho dù bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng hay không.
Cần thực hiện phục hồi hoặc thay thế van động mạch chủ khi:
Máu chảy ngược qua van động mạch chủ vào tâm thất trái làm tâm thất giãn ra nhiều hơn là theo hướng từ tâm thất đến động mạch chủ.
Máu chảy ngược có thể do van rối loạn chức năng hoặc bị thủng. Nguyên nhân có thể là do tổn thương van (hình dạng bất thường của van khi mới sinh) hoặc do nhiễm khuẩn.
Hẹp van động mạch có thể làm tắc nghẽn khiến tim khó bơm máu lên động mạch chủ. Nguyên nhân có thể là do bệnh tim bẩm sinh, nắp đóng van dày hơn hoặc thay đổi sau khi bị viêm.
Bệnh tim bẩm sinh có thể góp phần làm trào ngược van động mạch chủ, làm hẹp van tim hoặc dẫn đến các vấn đề khác ngăn van hoạt động bình thường.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định.
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện phục hồi van động mạch chủ?
Thực phẩm và thuốc men
Bạn nên tham khảo với bác sĩ về việc có nên uống thuốc thường xuyên khi phẫu thuật hay không và trước khi phẫu thuật bạn có nên nhịn ăn không.
Trang phục và đồ dùng cá nhân
Bạn có thể mang một số vật dụng đến bệnh viện như đơn thuốc, mắt kính, thiết bị trợ thính, răng giả, các vật dụng cá nhân, quần áo rộng rãi, thoải mái và các thiết bị giúp bạn thư giãn.
Trong khi phẫu thuật, bạn nên tránh đeo đồ trang sức, mắt kính, kính áp tròng, răng giả.
Quy trình thực hiện phục hồi van động mạch chủ như thế nào?
Một cuộc phẫu thuật mổ tim có thể mất từ 4-6 giờ, trong một số trường hợp có thể lên tới 8 giờ.
Phục hồi van động mạch chủ thường thực hiện thông qua phẫu thuật mở tim và mở xương ngực. Bác sĩ sẽ nối dây xương lại với nhau sau khi làm phẫu thuật để ngăn ngừa sự chuyển động và hỗ trợ chữa bệnh.
Phương pháp phục hồi van động mạch chủ có thể bao gồm một số cách khác nhau như:
Chèn mô để vá lỗ hoặc vết rách trong các van.
Thêm vật hỗ trợ tại gốc van tim.
Tách các van.
Định hình lại hoặc tháo mô để van đóng chặt hơn.
Thắt chặt hoặc làm chắc hơn vòng quanh van bằng cách cấy một vòng nhân tạo.
Van động mạch chủ không thể mở hoàn toàn do bị hẹp có thể được cải thiện bằng phẫu thuật hoặc thủ thuật ít xâm lấn hơn gọi là nong van động mạch chủ bằng bong bóng – đặt ống thông tim. Thời gian nằm viện ngắn hơn nhiều so với phẫu thuật tim truyền thống.
Nong van động mạch chủ bằng bong bóng thường được sử dụng để điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ em với van động mạch chủ hẹp. Tuy nhiên, van có xu hướng thu hẹp lại ở những người trưởng thành đã phẫu thuật, vì vậy phương pháp này thường chỉ được thực hiện ở những người lớn bị bệnh nặng để phẫu thuật hoặc những người đang chờ đợi thay thế van.
Các bác sĩ cũng có thể sử dụng thủ thuật ống thông để thực hiện phục hồi van động mạch chủ bằng cách cắm một phích cắm hoặc thiết bị thay thế để điều trị bệnh hở van tim.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện phục hồi van động mạch chủ?
Bạn sẽ cần phải uống một số loại thuốc và đi tái khám. Có thể sẽ có một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng của bạn.
Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn có một chế độ sinh hoạt phù hợp như các hoạt động thể chất, chế độ ăn uống lành mạnh, quản lý căng thẳng và tránh sử dụng thuốc lá để giảm nguy cơ biến chứng trong tương lai và duy trì một trái tim khỏe mạnh.
Bạn hãy tham khảo với bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Các biến chứng & Tác dụng phụ
Bạn có thể gặp các biến chứng nào sau phục hồi van động mạch chủ?
Những biến chứng có liên quan đến phục hồi van động mạch chủ có thể là nhồi máu cơ tim (đau tim), các vấn đề về phổi và tử vong.
Các tác dụng phụ khi thực hiện phục hồi van động mạch chủ là gì?
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi phục hồi van động mạch chủ gồm chảy máu sau phẫu thuật, máu đông, nhiễm trùng vết mổ, viêm phổi, khó thở và nhịp tim bất thường.
Nguồn tham khảo
Phục hồi van động mạch chủ, https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/aortic-valve-repair-aortic-valve-replacement/about/pac-20385093
Phục hồi van động mạch chủ, https://www.floridah