Bồ đào

Tên hoạt chất: Bồ đào

Tác giả: Quyên Thảo

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Tác dụng

Tìm hiểu chung

Bồ đào dùng để làm gì?

Người ta dùng vỏ cây Bồ đào để làm thuốc.

Bạn uống bồ đào để chữa táo bón, rối loạn túi mật, bệnh trĩ và các bệnh về da. Bồ đào cũng được sử dụng để điều trị ung thư và nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn và ký sinh trùng. Một số người sử dụng bồ đào như thuốc bổ.

Bồ đào có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc Dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của bồ đào là gì?

Vỏ bồ đào có thể hoạt động như thuốc nhuận tràng giúp phân di chuyển qua ruột.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng

Liều dùng thông thường của bồ đào là gì?

Liều dùng của bồ đào có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bồ đào có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của bồ đào là gì?

Bồ đào có các dạng bào chế:

  • Viên nang chiết xuất bồ đào

  • Bồ đào sống

  • Bột từ vỏ cây bồ đào

Cảnh báo

Thận trọng

Trước khi dùng bồ đào, bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ

  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác

  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của bồ đào hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác

  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác

  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng bồ đào với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của bồ đào như thế nào?

Bồ đào an toàn cho hầu hết mọi người.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Nếu bạn đang mang thai và sử dụng bồ đào với số lượng lớn thì không an toàn. Bồ đào có thể kích thích ruột, do đó bạn tránh sử dụng bồ đào.

Tương tác

Tương tác

Bồ đào có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng bồ đào với:

  • Digoxin (Lanoxin®). Bồ đào là một loại thuốc nhuận tràng hay còn được gọi là thuốc nhuận trường kích thích. Thuốc nhuận trường kích thích có thể làm giảm mức kali trong cơ thể. Mức kali thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ của digoxin (Lanoxin®).

  • Thuốc chữa viêm (Corticosteroid). Một số loại thuốc chữa viêm có thể làm giảm kali trong cơ thể. Bồ đào là một loại thuốc nhuận tràng có thể làm giảm kali trong cơ thể. Uống bồ đào cùng với một số loại thuốc chữa viêm có thể làm giảm quá nhiều kali trong cơ thể. Một số loại thuốc chữa viêm bao gồm dexamethasone (Decadron®), hydrocortisone (Cortef®), methylprednisolone (Medrol®), prednisone (Deltasone®) và các loại khác.

  • Thuốc uống. Bồ đào là thuốc nhuận tràng. Thuốc nhuận tràng có thể làm giảm lượng thuốc mà cơ thể hấp thu nên có thể làm giảm hiệu quả của thuốc mà bạn đang dùng.

  • Thuốc nhuận trường. Bồ đào là một loại thuốc nhuận tràng (là thuốc nhuận trường kích thích). Uống bồ đào cùng với các thuốc nhuận tràng kích thích khác có thể làm tăng tốc độ ruột, làm mất nước và khoáng chất trong cơ thể. Một số chất nhuận tràng kích thích bao gồm bisacodyl (Correctol®, Dulcolax®), cascara, dầu thầu dầu (Purge®), senna (Senokot®) và các loại khác.

  • Warfarin (Coumadin®). Bồ đào có thể làm việc như thuốc nhuận trường. Ở một số người, bồ đào có thể gây tiêu chảy. Tiêu chảy có thể làm tăng tác dụng của warfarin và làm tăng nguy cơ chảy máu. Nếu bạn uống warfarin thì không uống quá nhiều bồ đào.

  • Thuốc lợi tiểu. Bồ đào là thuốc nhuận tràng. Một số thuốc nhuận tràng có thể làm giảm kali trong cơ thể. Thuốc lợi tiểu cũng có thể làm giảm kali trong cơ thể. Dùng bồ đào cùng với thuốc lợi tiểu có thể làm giảm quá nhiều kali trong cơ thể. Một số thuốc lợi tiểu có thể làm giảm kali bao gồm chlorothiazide (Diuril®), chlorthalidone (Thalitone®), furosemide (Lasix®), hydrochlorothiazide (HCTZ®, HydroDiuril®, Microzide®) và các loại khác.


Nguồn tham khảo

Bồ đào, https://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-7