Tên hoạt chất: Cây bạch hoa
Tác giả: Quyên Thảo
Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên
Tên thông thường: Alcaparras, Cabra, Caper Bush, Capparis rupestris, Capparis spinosa, Cappero, Câprier, Câprier Épineux, Câpre, Câpres, Fabagelle, Himsra
Tên khoa học: Capparis spinosa
Tác dụng
Tác dụng
Cây bạch hoa dùng để làm gì?
Cây bạch hoa được sử dụng trong những bệnh lý và trường hợp sau:
Bệnh tiểu đường;
Nhiễm nấm;
Đau thắt ngực;
Giun ở ruột;
Bệnh Leishmaniasis (một bệnh ở da do ký sinh trùng gây ra);
Dùng như thuốc bổ.
Ngoài ra, Cây bạch hoa còn có thể được sử dụng cho các mục đích khác. Bạn có thể hỏi bác sĩ hoặc Dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của cây bạch hoa là gì?
Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về cơ chế và tác dụng của loại thảo dược này. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy rằng hoạt chất trong cây bạch hoa có thể giúp kiểm soát đường máu. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.
Liều dùng
Liều dùng
Liều dùng thông thường của cây bạch hoa là gì?
Liều dùng của cây bạch hoa có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau, thay đổi này dựa trên độ tuổi tình trạng sức khỏe của bạn và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của cây bạch hoa là gì?
Thảo dược này được bào chế dưới dạng viên nang Liv-52®.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây bạch hoa?
Bạn nên chú ý những tác dụng phụ mà cây bạch hoa có thể gây ra như:
Dị ứng da;
Mẩn ngứa.
Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Cảnh báo
Thận trọng
Trước khi dùng cây bạch hoa, bạn nên lưu ý những gì?
Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
Bạn đang có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây bạch hoa hoặc các loại thuốc khác và các loại thảo mộc khác;
Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.
Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.
Mức độ an toàn của cây bạch hoa như thế nào?
Hiện không có nhiều thông tin về việc sử dụng cây bạch hoa trong thời kỳ mang thai – cho con bú, trước phẫu thuật và cho trẻ em dưới 12 tuổi. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
Tương tác
Tương tác
Cây bạch hoa có thể tương tác với những gì?
Cây bạch hoa có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng.
Một số sản phẩm có thể tương tác với dược thảo này bao gồm:
Thuốc tiểu đường dùng đường miệng hoặc tiêm chích;
Thuốc hạ huyết áp;
Kem chống nắng;
Thuốc lợi tiểu;
Thuốc chống viêm;
Thuốc kháng sinh;
Thuốc kháng nấm;
Chất chống oxy hóa;
Dược phẩm chứa sắt;
Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS);
Thuốc ức chế COX 2.
Nguồn tham khảo
Cây bạch hoa, http://www.livingnaturally.com/ns/DisplayMonograph.as