Tên hoạt chất: Cốt khí củ
Tác giả: Quyên Thảo
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Tên thông thường: cốt khí củ
Tên khoa học: fallopia japonica
Tác dụng
Tìm hiểu chung
Cốt khí củ dùng để làm gì?
Cốt khí củ là tên Trung Quốc được đặt cho một thảo dược, rễ Cốt khí củ được sử dụng làm thuốc.
Cốt khí củ được sử dụng để điều trị các tình trạng tim và mạch máu bao gồm xơ vữa động mạch, cholesterol cao và bệnh tim. Các vấn đề tiêu hóa bao gồm táo bón, bệnh gan (viêm gan) và sỏi mật.
Bên cạnh đó cốt khí củ còn được sử dụng trong việc điều trị ung thư, Bỏng da, đau, sưng xương (viêm xương) và bệnh gout.
Phụ nữ sử dụng cốt khí củ giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng mãn kinh.
Cốt khí củ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy tham khảo bác sĩ hoặc thầy thuốc để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của cốt khí củ là gì?
Cốt khí củ chứa chất có thể làm giảm tốc độ phát triển của một số tế bào trong cơ thể.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cách hoạt động của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Cách dùng
Cách dùng
Liều dùng thông thường của cốt khí củ là gì?
Liều dùng của cốt khí củ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cốt khí củ có thể không an toàn, bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của cốt khí củ là gì?
Cốt khí củ có các dạng bào chế:
Dạng tươi
Chiết xuất dạng bột
Chiết xuất dạng viên nang
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cốt khí củ?
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ.
Cảnh báo
Thận trọng
Trước khi dùng cốt khí củ bạn nên biết những gì?
Bạn nên báo cho bác sĩ bất kỳ loại thuốc hoặc thảo dược nào bạn đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng cốt khí củ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc nếu:
Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây cốt khí củ, các loại thuốc hoặc thảo mộc khác.
Bạn có bất kỳ rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
Bạn có bất kỳ dị ứng nào khác với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.
Những quy định cho cốt khí củ ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cốt khí củ nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của cốt khí củ như thế nào?
Không đủ thông tin về sự an toàn khi dùng cốt khí củ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin việc sử dụng cốt khí củ trong thời kỳ mang thai và cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Đối với người có tình trạng rối loạn xuất huyết: cốt khí củ có chứa resveratrol (một chất có thể làm chậm sự đông máu). Uống cốt khí củ có thể làm chậm đông máu và tăng nguy cơ thâm tím và chảy máu ở những người có rối loạn chảy máu.
Đối với người nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung: có một số bằng chứng cho thấy cốt khí củ có thể hoạt động như estrogen. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào có thể trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với estrogen, đừng dùng cốt khí củ.
Phẫu thuật: cốt khí củ có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Bạn nên ngừng sử dụng cốt khí củ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Tương tác
Tương tác
Cốt khí củ có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Ban nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cốt khí củ.
Các sản phẩm có thể tương tác với cốt khí củ bao gồm:
Estrogen. Cốt khí củ có một số tác dụng tương tự như estrogen, do đó dùng cốt khí củ cùng với estrogens có thể làm giảm tác dụng của estrogens. Một số thuốc estrogen bao gồm estrogen đồng phân kết hợp (premarin), ethinyl estradiol, estradiol và các loại khác.
Các loại thuốc thay đổi hoặc bị phá vỡ do gan (các chất nền cytochrome P450 3A4 (CYP3A4)). Cốt khí củ chứa một chất gọi là resveratrol, có thể làm giảm tốc độ gan phân hủy một số loại thuốc. Dùng cốt khí củ cùng với một số loại thuốc bị phá vỡ bởi gan có thể làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc. Trước khi uống cốt khí củ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Một số loại thuốc thay đổi bởi gan bao gồm lovastatin (mevacor), ketoconazole (nizoral), itraconazole (sporanox), fexofenadine (allegra), triazolam (halcion) và nhiều loại khác.
Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông/thuốc chống huyết khối). Dùng cốt khí củ cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (plavix), diclofenac (như voltaren, cataflam), ibuprofen (như advil, motrin), naproxen (như anaprox, naprosyn), dalteparin (fragmin), enoxaparin (lovenox), heparin, warfarin (coumadin) và những loại khác.
Nguồn tham khảo
Cốt khí củ, https://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredie