Tên hoạt chất: Glutamine
Tác giả: Thu Nga
Tham vấn y khoa: Lê Thị Mỹ Duyên
Tên thông thường: glutamine
Tên khoa học: L-Glutamine
Tác dụng
Tác dụng
Tác dụng của thảo dược Glutamine là gì?
Glutamine thường được sử dụng cho người thiếu hụt Axit amin hoặc glutamine. Glutamine được sử dụng kèm với hormone tăng trưởng và một chế độ ăn uống chuyên biệt để điều trị hội chứng ruột ngắn. Chất bổ sung này cũng được sử dụng để làm giảm một số tác dụng phụ của điều trị y tế, bảo vệ hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, glutamine có thể được sử dụng cho một số chỉ định khác không được đề cập trong hướng dẫn này, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc Dược sĩ để biết thêm chi tiết.
Hiện nay chưa có nghiên cứu về cơ chế tác dụng của glutamine, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy:
Glutamine được sản xuất ở cơ và được phân phối trong máu đến các cơ quan cần thiết;
Glutamine cần thiết để tạo ra các chất khác trong cơ thể như các axit amin và glucose.
Liều dùng
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thông thường của thảo dược glutamine là gì?
Liều dùng của glutamine có thể khác nhau tùy theo mỗi bệnh nhân. Liều dùng thảo dược phụ thuộc vào: tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số yếu tố khác. Việc sử dụng các thuốc bổ sung chứa glutamine không phải lúc nào cũng an toàn. Vì vậy, bạn nên thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng thảo dược thích hợp dành cho mình.
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh:
Để bổ sung chế độ ăn: Bạn có thể dùng 10g thuốc mỗi lần, 3 lần mỗi ngày với khoảng giới hạn liều là 5g đến 30g thuốc mỗi ngày;
Để hỗ trợ điều trị hội chứng ruột ngắn: Bạn dùng 5g thuốc mỗi lần, 6 lần mỗi ngày và uống cách nhau 2 đến 3 giờ, kèm các bữa ăn hoặc đồ ăn nhẹ tối đa trong 16 tuần. Thảo dược glutamine có thể được sử dụng kết hợp với hormone tăng trưởng và hỗ trợ dinh dưỡng;
Để hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm: Bạn dùng 30g thuốc mỗi ngày.
Liều dùng thảo dược glutamin cho trẻ em như thế nào?
Để hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm cho trẻ em dưới 18 tuổi, bạn nên cho con dùng trung bình 600 mg mỗi ngày.
Cách dùng
Cách dùng
Bạn nên dùng thảo dược glutamine như thế nào?
Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược glutamine?
Khi dùng thảo dược glutamine, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:
Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đầy hơi;
Sưng tấy ở tay hoặc bàn chân;
Đau cơ hoặc khớp, đau lưng;
Nhức đầu, chóng mặt, cảm giác mệt mỏi;
Ban da hoặc ngứa nhẹ;
Khô miệng, chảy nước mũi, tăng mồ hôi.
Phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng;
Tức ngực;
Các vấn đề về thính giác;
Các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh, đau họng, triệu chứng cúm, loét miệng và suy nhược bất thường.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Cảnh báo
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thảo dược glutamine, bạn nên biết những gì?
Trước khi dùng glutamine, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú;
Bạn đang dùng bất cứ thuốc nào khác, kể cả thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa;
Bạn bị dị ứng với glutamine, tá dược trong thuốc glutamine (danh sách các thành phần của thuốc được in trên nhãn thuốc);
Bạn mắc những tình trạng bệnh khác có thể ảnh hưởng đến việc dùng thuốc;
Bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thức ăn, thuốc nhuộm, chất bảo quản hoặc động vật nào khác.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thảo dược này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thảo dược, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bạn chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết hoặc khi lợi ích của việc dùng thảo dược được xác định cao hơn nguy cơ.
Tương tác
Tương tác thuốc
Glutamine có thể tương tác với thuốc nào?
Thảo dược này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thảo dược, bạn không tự ý dùng thảo dược, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thảo dược mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Một số thuốc có thể tương tác với thảo dược này khi dùng chung, bao gồm:
Lactulose;
Thuốc trị ung thư;
Thuốc ngăn ngừa động kinh như phenobarbital, primidone (Mysoline®), axit valproic (Depakene®), gabapentin (Neurontin®), carbamazepine (Tegretol®), phenytoin (Dilantin®) và các thuốc khác.
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn bị bệnh gan, bệnh thận hoặc có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác.
Dạng bào chế
Dạng bào chế
Thảo dược glutamine có những dạng và hàm lượng nào?
Glutamine có những dạng và hàm lượng sau:
Bột pha dung dịch;
Bột pha hỗn dịch;
Viên nén;
Viên nang;
Bột;
Gói.
Nguồn tham khảo
Glutamine, https://www.drugs.com/mtm/glutamine.html
Glutamine, http://www.drugbank.ca/drugs/DB00130
Glutamine, http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/glutamine-oral-route/before-using/drg-20064099
Glutamine, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-878-glutamine.aspx?activeingredientid=878&