Lô hội

Tên hoạt chất: Lô hội

Tác giả: Thùy Trang Phạm

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Tên thường gọi: lô hội

Tên khoa học: Aloe africana, Aloe arborescens, Aloe barbadensis, Aloe Capensis, Aloe ferox, Aloe frutescens, Aloe Gel, Aloe indica, Aloe Latex, Aloe Leaf

Tác dụng

Tác dụng

Lô hội dùng để làm gì?

Thuốc chiết xuất từ lô hội có thể dùng để uống hoặc dùng ngoài da.

Mọi người uống gel lô hội để giảm cân, điều trị tiểu đường, viêm gan, viêm ruột, viêm xương khớp, loét dạ dày, hen suyễn, các vết Loét da liên quan đến phóng xạ, sốt, Ngứa và viêm. Một hóa chất trong lô hội gọi là acemannan được dùng để dự phòng HIV/AIDS. Chiết xuất lô hội được sử dụng để điều trị cholesterol cao.

Lô hội được uống chủ yếu để nhuận tràng trong trường hợp táo bón. Thảo dược này cũng được sử dụng cho động kinh, hen suyễn, cảm lạnh, chảy máu, mất kinh, viêm ruột, trầm cảm, đái tháo đường, các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, xơ cứng đa xơ, trĩ, giãn tĩnh mạch, viêm khớp, viêm xương khớp và các vấn đề về thị lực. Lá lô hội tươi được dùng để trị bệnh ung thư.

Ngoài ra, lô hội còn được dùng Ho da để điều trị mụn trứng cá, lichen planus (tình trạng da bị viêm), viêm trong miệng, Bỏng rát, tổn thương da do phóng xạ gây ra, mảng bám, tê cóng, bệnh nướu, làm lạnh vết sẹo, ghẻ, gàu, bệnh trĩ và đau sau phẫu thuật để loại bỏ trĩ nội, viêm xương khớp, viêm. Lô hội còn được dùng như một chất khử trùng.

Chiết xuất và gel lô hội cũng được dùng để điều trị mụn rộp sinh dục, vảy và ngứa da, bỏng, Cháy nắng và da khô. Chiết xuất của thảo dược này có thể chống côn trùng.

Cơ chế hoạt động của lô hội là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lô hội. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng lô hội có thể gây ra những thay đổi trong da có thể giúp điều trị các bệnh như vẩy nến; tăng tốc vết thương bằng cách cải thiện lưu thông máu qua khu vực và ngăn ngừa tế bào chết xung quanh vết thương. Kem lô hội có đặc tính diệt một số loại vi khuẩn và nấm. Nhựa mủ lô hội có chứa các chất hóa học hoạt động như thuốc nhuận tràng.

Liều dùng

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho lô hội là gì?

Liều dùng của lô hội có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dùng để uống

Trong điều trị táo bón: bạn dùng 100-200mg lô hội hoặc 50mg  chiết xuất lô hội dùng vào buổi tối. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một viên nang 500mg có chứa lô hội, bắt đầu với liều một viên mỗi ngày và tăng tới ba viên hàng ngày.

Trong giảm cân: bạn có thể dùng các sản phẩm có chứa lô hội để giảm cân. Bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng sản phẩm này.

Dùng ngoài da:

  • Trong điều trị mụn trứng cá: bạn sử dụng gel lô hội 50% bôi vào buổi sáng và buổi tối sau khi rửa mặt, cùng với gel tretinoin vào buổi tối.

  • Trong điều trị bỏng: bạn sử dụng kem lô hội và dầu oliu, dùng hai lần mỗi ngày trong 6 tuần. Ngoài ra, đối với kem lô hội, bạn sử dụng hai lần mỗi ngày sau khi thay băng vết thương hoặc ba ngày một lần cho đến khi vết bỏng lành lại.

  • Trong điều trị bệnh mụn rộp: bạn sử dụng kem có chứa chiết xuất lô hội 0,5%, sử dụng ba lần mỗi ngày trong 5 ngày liên tiếp, 1-2 lần trong khoảng thời gian 2 tuần.

  • Trong điều trị phát ban ngứa trên da hoặc miệng: bạn sử dụng gel 2-3 lần mỗi ngày trong 8 tuần. Bạn sử dụng hai muỗng canh nước súc miệng lô hội, ngậm trong 2 phút rồi nhổ, thực hiện 4 lần mỗi ngày trong một tháng.

  • Trong điều trị submucous: bạn bôi 5mg gel lô hội mỗi bên má, 3 lần mỗi ngày trong vòng 3 tháng.

  • Trong điều trị bệnh vẩy nến: bạn sử dụng kem lô hội 0,5% ba lần mỗi ngày trong 4 tuần. Bạn sử dụng hai lần mỗi ngày trong 8 tuần.

Dạng bào chế của Lô hội là gì?

Lô hội này có thể được bào chế dưới dạng

  • Nước ép lá;

  • Viên nang, gel mềm.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng Lô hội ?

Chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng Lô hội. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể xảy ra.

Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này gồm: đau dạ dày và chuột rút; tiêu chảy, vấn đề về thận, máu trong nước tiểu, kali thấp, cơ yếu, giảm cân và rối loạn tim, thậm chí gây tử vong.

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có câu hỏi về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về dược liệu.

Cảnh báo

Thận trọng

Trước khi dùng lô hội bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;

  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm các thuốc không kê đơn mà bạn dự định dùng trong thời gian bạn sử dụng lô hội;

  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây lô hội hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;

  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;

  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Quy định về sử dụng thực phẩm chức năng ít nghiêm ngặt hơn quy định về sử dụng thuốc. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng lô hội với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của Lô hội như thế nào?

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú:

Lô hội, dạng gel hoặc nhựa mủ, có thể không an toàn khi uống. Theo một báo cáo, lô hội có liên quan đến sẩy thai và nguy cơ gây dị tật bẩm sinh. Bạn đừng uống lô hội nếu đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Đối với bệnh nhân sắp phẫu thuật:

Bạn nên ngưng sử dụng lô hội hai tuần trước khi phẫu thuật vì nó có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và có thể can thiệp vào việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật.

Đối với bệnh nhân trẻ em: gel lô hội có thể an toàn khi áp dụng cho da một cách thích hợp. Nhựa mủ lô hội và chiết xuất từ ​​lá có thể không an toàn để trẻ uống. Trẻ em dưới 12 tuổi có thể bị đau dạ dày, co thắt và tiêu chảy.

Đối với bệnh nhân tiểu đường:

Một số nghiên cứu cho thấy rằng lô hội có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn dùng lô hội và đang mắc bệnh tiểu đường, hãy theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu của bạn.

Đối với bệnh nhân bị bệnh lý đường ruột như bệnh Crohn, viêm đại tràng loét, hoặc tắc nghẽn:

Không dùng nhựa mủ lô hội nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào trong số những điều kiện trên. Mủ lô hội là chất gây kích thích đường ruột.

Đối với bệnh nhân bị bệnh trĩ:

Không dùng lô hội nếu bạn có bệnh trĩ vì có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Đối với bệnh nhân bị các vấn đề về thận:

Sử dụng liều cao lô hội có liên quan đến suy thận và các điều kiện nghiêm trọng khác. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần dùng lô hội.

Tương tác

Tương tác

Lô hội có thể tương tác với những yếu tố nào?

Lô hội có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với lô hội bao gồm:

  • Digoxin (Lanoxin®) vì khi dùng mủ lô hội có thể gây kích thích nhuận tràng, làm giảm mức kali trong cơ thể. Mức kali thấp có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của digoxin (Lanoxin®).

  • Thuốc trị đái tháo đường bao gồm glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase® PresTab®, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®) do lô hội có thể làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc tiểu đường cũng được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu. Dùng lô hội cùng với thuốc tiểu đường có thể gây ra lượng đường trong máu quá thấp. Bạn cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu. Liều thuốc tiểu đường của bạn có thể cần phải thay đổi.

  • Sevoflurane (Ultane®): do lô hội có thể làm giảm đông máu. Sevoflurane cũng làm giảm đông máu. Việc uống lô hội trước khi phẫu thuật có thể làm tăng chảy máu trong quá trình phẫu thuật. Bạn đừng nên uống lô hội nếu bạn chuẩn bị phẫu thuật trong vòng 2 tuần.

  • Thuốc nhuận trường kích thích bao gồm bisacodyl (Correctol®, Dulcolax®), cascara, dầu thầu dầu (Purge®), senna (Senokot®) và các loại khác do nhựa mủ lô hội là một loại thuốc kích thích nhuận tràng. Dùng mủ lô hội cùng với thuốc kích thích nhuận tràng khác có thể làm tăng tốc độ ruột và làm mất nước cũng như khoáng chất trong cơ thể.

  • Warfarin (Coumadin®). Khi uống, lô hội là một loại thuốc nhuận tràng, có thể gây tiêu chảy, làm tăng tác dụng của warfarin và nguy cơ chảy máu. Nếu bạn uống warfarin, không nên uống quá nhiều lượng nước lô hội.

  • Thuốc lợi tiểu bao gồm chlorothiazide (Diuril®), chlorthalidone (Thalitone®), furosemide (Lasix®), hydrochlorothiazide (HCTZ®, HydroDIURIL®, Microzide®) và các loại khác. Mủ lô hội khi uống có tác dụng nhuận tràng, có thể làm giảm kali trong cơ thể.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng lô hội này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Nguồn tham khảo

Lô hội, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-607-aloe.aspx?activeingredientid=607