Tên gọi khác: Cháy nắng
Triệu chứng
Đau da, xuất hiện ban đỏ trên da, phù, nổi mụn nước và chảy nước ở vùng tiếp xúc với ánh nắng, da bong vảy và thay đổi sắc tố.
Chẩn đoán
Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
Điều trị
Cần xác định và loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Sử dụng các thuốc trong trường hợp dị ứng ánh nắng như Hydrochlorothiazid. Điều trị tại chỗ tương tự như điều trị các viêm da cấp tính khác, gồm: Dùng biện pháp đắp gạc lạnh với nước muối sinh lý, Bicarbonat hoặc Aluminum subacetat; tiếp theo dùng hồ nước hoặc dung dịch bột. Chú ý tránh dùng thuốc dạng mỡ trong khi thương tổn vẫn còn mụn nước và còn ướt. Thận trọng khi dùng thuốc bôi Corticoid để điều trị các triệu chứng đau và sốt trong bỏng nắng cấp, có thể dùng một trong các thuốc giảm đau chống viêm không Steroid như Aspirin, Acetaminophen... Trường hợp bệnh nhân nhạy cảm nhiều với ánh nắng có thể dùng thuốc ức chế miễn dịch như Azathioprin.
Nguyên nhân
Viêm da do ánh nắng là phản ứng viêm da cấp hay mạn tính vì tiếp xúc quá nhiều hoặc nhạy cảm với ánh nắng. Bệnh do nhạy cảm ánh nắng ở những người dễ bị cháy nắng hơn bình thường, hoặc dị ứng với ánh sáng, tổn thương là các sẩn hay mụn nước.
Phòng ngừa
Những chất gây cho da nhạy cảm với ánh nắng là một số thuốc, do sử dụng nước hoa hay mỹ phẩm, do phun tẩm chất chống nhiễm khuẩn và một số hoá chất khác. Ở một số người cơ thể đặc ứng với ánh nắng khi mắc các bệnh: rối loạn chuyển hoá, rối loạn bẩm sinh như Phenylketon niệu, khô da sắc tố...
Điều trị
Dùng kem chống nắng:
Khi phải làm việc hay hoạt động ngoài trời nắng, dùng kem chống nắng là một chất có lợi cho những người nhạy cảm ánh nắng. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có phản ứng điển hình với một lượng nhỏ ánh nắng thì dùng kem chống nắng đơn thuần có thể không đủ để phòng bệnh. Có thể bôi các chất chống nắng trong kem chống nắng như PABA và Oxybenzon, Dioxybenzon... trước khi ra nắng, nhưng cần lưu ý rằng đôi khi bản thân PABA và Oxybenzon có thể gây nhạy cảm ánh nắng và gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Một vài loại kem chống nắng không chứa PABA có hiệu quả tốt.
Các loại kem chống nắng thông thường chỉ chống các tia UVB gây "bỏng" có bước sóng trung bình mà không chống được UVA gây "rám" nắng có bước sóng dài - là nguyên nhân của hầu hết các nhiễm độc da do ánh nắng bởi dùng thuốc.
Nên dùng các loại kem chống nắng ít nhất 15 SPF và SPF >15 cho những bệnh nhân nhạy cảm với ánh nắng.