Bị Tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức?

Khi mắc phải các vấn đề về đường ruột, hệ tiêu hóa nói chung, chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn uống của mình. Hãy cùng bác sĩ trên bcare điểm qua một số thực phẩm được khuyên dùng và chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho người bị tiêu chảy.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh tiêu chảy là gì?

  • Tiêu chảy (hay còn gọi là ỉa chảy) là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày. (Theo Wikipedia)
  • Tùy theo thời gian và số lần đi ngoài, có thể chia tiêu chảy thành 3 loại chính: tiêu chảy cấp tính (kéo dài trong vài ngày đến 1 tuần), tiêu chảy bán cấp tính (kéo dài khoảng 3 tuần), tiêu chảy mạn tính (kéo dài trên 4 tuần).
  • Những người bị tiêu chảy thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn và nôn, sốt, khát nước liên tục, đi vệ sinh thường xuyên, phân lỏng hoặc toàn nước, thậm chí trong phân có máu.

2. Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy, trong đó có 2 nhóm chính là nhiễm độc tố của vi khuẩn, virus và do lỵ trực khuẩn qua thức ăn hàng ngày.

2.1 Tiêu chảy do độc tố của vi khuẩn trong thức ăn

  • Khi bạn ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào niêm mạc ruột và gây bệnh như: Salmonella
  • Kể cả thực phẩm tươi như: thịt lợn, thịt gia cầm, sữa, trứng, hải sản, rau quả đều có thể chứa vi khuẩn Salmonella
  • Hoặc khi bạn ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn đã hình thành sẵn trong thức ăn. Chính độc tố này đã gây bệnh tiêu chảy như: độc tố của tụ cầu vàng, Clostridium Perfringens, Clostridium Botulinum, Bacillus cereus và Vibrio Parahaemolyticus

2.2 Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn

  • Do vi khuẩn Shigella gây ra, các triệu chứng của bệnh là đau bụng quặn, mót rặn, đi ngoài lờ máu cá hay như nước rửa thịt, sốt.
  • Do các chủng Escherichia Coli (E.Coli): Có 3 chủng có thể gây tiêu chảy xâm nhập với hội chứng lỵ đau quặn, mót rặn và phân lỏng máu mũi. Gồm các chủng:E.Coli gây bệnh lý ruột; E.Coli độc tố xâm nhập ruột; E.Coli độc tố gây chảy máu ruột. Nguồn lây vi khuẩn này là thức ăn và nước.
  • Tiêu chảy do tả: Do vi khuẩn Vibrio cholerae gây nên. Biểu hiện lâm sàng đi ngoài nhiều lần/ngày, phân lờ lờ như nước vo gạo, không đau bụng, không sốt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

3. Bị tiêu chảy nên ăn gì?

Khi tiêu chảy mà ăn phải các thực phẩm khó tiêu sẽ làm hệ tiêu hóa khó hấp thụ chất dinh dưỡng, càng làm tình trạng tiêu chảy thêm trầm trọng. Vậy bị tiêu chảy nên ăn gì? Những thực phẩm sau được khuyên là phù hợp và có lợi cho những người bị tiêu chảy. Các loại thực phẩm nên dùng là gạo, bột gạo, khoai tây, cà rốt. Với nhóm thực phẩm bổ sung đạm, người bệnh tiêu chảy nên chọn thịt gà, lợn nạc, dầu thực vật. Ngoài ra, nên ăn các loại trái cây như chuối, hồng xiêm, ổi chín, táo...

  • Chuối có đặc tính mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu bao tử ngay lập tức. Ngoài ra chuối còn có lượng kali lớn, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cơ thể đang cần.
  • Táo: Lượng chất xơ trong táo là chất xơ hòa tan Pectin rất dễ tiêu hóa. Hơn nữa, táo còn giúp cơ thể bổ sung đường tự nhiên ngay lập tức. Dùng 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy.
  • Những thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng có hàm lượng chất xơ thấp vì vậy hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá nhiều. Vì thế khi bị tiêu chảy nên ăn nhiều tinh bột để điều hòa lại cơ chế hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, gạo nâu lại là loại gạo có nhiều chất xơ. Bạn cần đặt biệt lưu ý tránh dùng loại gạo này cho người bị tiêu chảy.
Bị Tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức? - ảnh 1
Dùng 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ làm giảm tình trạng tiêu chảy
  • Bên cạnh đó, bánh mì nướng cũng có tác dụng ngăn triệu chứng tiêu chảy. Tinh bột trong bánh mì nướng đủ bổ sung năng lượng cho cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày.
  • Sữa chua cũng được nhắc đến như là một thực phẩm chữa tiêu chảy hiệu quả. Trong sữa chua thường có các lợi khuẩn probiotic nên giúp bao tử dễ chịu, tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, những người bệnh tiêu chảy nặng cần lưu ý về việc sử dụng sữa chua theo chỉ định bác sĩ.
  • Bên cạnh việc tìm hiểu tiêu chảy nên ăn gì thì bổ sung nước là điều thiết yếu. Người bị tiêu chảy ít nhiều sẽ gặp tình trạng mất nước. Nếu Mất nước kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt. Bạn cũng cần chú ý sử dụng nước lọc để hợp vệ sinh. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng thêm nước chanh và nước trái cây pha loãng – những loại nước có chứa natri và kali bổ sung khoáng chất và chất điện giải cho cơ thể người bị tiêu chảy.
  • Một vài loại trà cũng được các bác sĩ khuyên dùng cho bệnh nhân tiêu chảy như trà vỏ cam, trà hoa cúc. Với trà hoa cúc, hàm lượng ta - nanh có trong trà sẽ làm giảm co thắt ruột, điều trị tốt tiêu chảy, viêm đường ruột. Trà vỏ cam cũng được cho là có tác dụng làm sạch khuẩn trong dạ dày, thích hợp cho người bị tiêu chảy

Những thực phẩm cần tránh có thể kể đến như các loại thịt bò, thịt tươi sống, hải sản..., các loại rau nhiều chất xơ. Đây là những thực phẩm có thể khiến đường ruột gặp rối loạn thêm trầm trọng.

Bị Tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức? - ảnh 2
Trà hoa cúc, hàm lượng ta - nanh có trong trà sẽ làm giảm co thắt ruột, điều trị tốt tiêu chảy, viêm đường ruột

4. Chế độ Dinh dưỡng cho người tiêu chảy cũng rất quan trọng

Nhiều người mặc dù đã sử dụng các loại thực phẩm phù hợp với bệnh trạng nhưng vẫn không thể dứt bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân rất có thể là chưa có một chế độ ăn uống khoa học. Nguyên tắc xây dựng chế độ Dinh dưỡng cho người bị tiêu chảy phải bảo đảm:

  • Thực phẩm bù nước và điện giải cho cơ thể: Để bù nước và chất điện giải, người bệnh tiêu chảy nên bổ sung nước khoáng, nước gạo rang, nước cơm và nước rau quả.
  • Chế độ ăn nâng dần khối lượng thực phẩm: Chuyển thức ăn lỏng dần sang thức ăn đặc. Cụ thể, thời gian đầu có thể chọn cháo lỏng, súp. Sau đó chuyển sang ngũ cốc, bột khoai, khoai lang nghiền, thịt nạc băm...
  • Tránh các loại thức ăn dễ lên men, sinh hơi trong ruột và khó hấp thu như trứng, sữa, phô mai, thịt mỡ hoặc rau có nhiều xơ.
  • Giờ ăn cũng rất quan trọng trong chế độ ăn uống. Tùy thuộc theo tình trạng bệnh mà bác sĩ và người nhà bệnh nhân để sắp xếp giờ ăn hợp lí, bổ sung đủ chất cho bệnh nhân. Hạn chế việc bệnh nhân bỏ bữa vì sẽ khiến tình hình bệnh càng trầm trọng.
Bị Tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức? - ảnh 3
Để bù nước và chất điện giải, người bệnh tiêu chảy nên bổ sung rau quả

Không khó để trả lời câu hỏi người bị tiêu chảy nên ăn gì. Tuy nhiên nếu không lưu ý, những thực phẩm mà bạn cho là rất bình thường cũng có thể làm bệnh trạng của bạn kéo dài hơn. Chia sẻ những lưu ý trong thực phẩm khi điều trị bệnh tiêu chảy cho bạn bè và người thân bạn nhé!

Mọi thắc mắc về bệnh tiêu chảy, hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa tại bcare.vn

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung