Tên hoạt chất: Mộc lan
Tác giả: Quyên Thảo
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Tác dụng
Tìm hiểu chung
Mộc lan dùng để làm gì?
Mộc lan được sử dụng để điều trị:
Giảm cân
Các vấn đề về tiêu hóa
Táo bón
Viêm
Sự lo lắng
Stress
Phiền muộn
Sốt
Đau đầu
Đột quỵ
Hen suyễn
Hoa Mộc lan được sử dụng cho:
Nghẹt mũi
Sổ mũi
Cảm lạnh thông thường
Đau xoang
Hay sốt
Đau đầu
Đốm da mặt
Răng (khi áp dụng trực tiếp vào lợi)
Trong các sản phẩm chăm sóc da chà xát, chiết xuất chiết hoa mộc lan được sử dụng làm chất tẩy trắng da và giảm thiểu hoặc chống lại kích ứng da do các thành phần khác gây ra.
Mộc lan có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc Dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của mộc lan là gì?
Theo các nghiên cứu, mộc lan hoạt động giảm lo lắng ở động vật. Mộc lan cũng có thể làm tăng sản xuất steroid của cơ thể để điều trị hen. Tất cả các nghiên cứu về mộc lan đã được ở phòng thí nghiệm. Hãy thảo luận với bác sĩ về thảo dược để biết thêm thông tin.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng
Liều dùng
Liều dùng thông thường của mộc lan là gì?
Liều dùng của mộc lan có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Mộc lan có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của mộc lan là gì?
Mộc lan có các dạng bào chế:
Chiết xuất từ vỏ cây mộc lan
Chiết xuất chất lỏng
Bột
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng mộc lan?
Trong một nghiên cứu, mộc lan gây ra ợ nóng, run tay, các vấn đề tình dục, các vấn đề về tuyến giáp, trải qua tình trạng mệt mỏi và nhức đầu cực độ. Nhưng hiện không được biết những tác dụng phụ này là do mộc lan hay do một số yếu tố khác.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Cảnh báo
Thận trọng
Trước khi dùng mộc lan bạn nên biết những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của mộc lan hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng mộc lan với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của mộc lan như thế nào?
Mộc lan có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi sử dụng ngắn hạn. Sự an toàn của việc sử dụng mộc lan trong hơn 6 tuần vẫn chưa rõ. Hiện nay, bác sĩ vẫn chưa biết mức độ an toàn của mộc lan khi được bôi lên da.
Đề phòng và cảnh báo đặc biệt:
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Uống hoa mộc lan không an toàn cho phụ nữ khi mang thai. Có những báo cáo rằng hoa mộc lan có thể làm cho tử cung co lại và gây sẩy thai. Không đủ thông tin về sự an toàn của việc sử dụng mộc lan trong thời gian cho con bú. Bạn nên tránh sử dụng thảo dược này.
Phẫu thuật: Mộc lan có thể làm chậm hệ thống thần kinh trung ương. Mộc lan có thể làm chậm hệ thống thần kinh quá nhiều khi kết hợp với gây tê và các loại thuốc khác được sử dụng trong và sau khi giải phẫu. Mộc lan cũng có thể làm chậm máu đông và gây chảy máu trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng dùng mộc lan ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
Tương tác
Tương tác
Mộc lan có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng mộc lan.
Các sản phẩm có thể tương tác với mộc lan bao gồm:
Rượu. Rượu có thể gây buồn ngủ. Mộc lan cũng có thể gây buồn ngủ. Dùng một lượng lớn vỏ cây mộc lan cùng với rượu có thể gây buồn ngủ quá nhiều.
Thuốc an thần. Một số thuốc an thần bao gồm amobarbital (Amytal®), butabarbital (Butisol®), mephobarbital (Mebaral®), pentobarbital (Nembutal®), phenobarbital (luminal®), secobarbital (Seconal®) và các loại khác.
Nguồn tham khảo
Mộc lan, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-188-magnolia.aspx?activeingre