Tên hoạt chất: Ngọc trâm hoa
Tác giả: Tran Pham
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Tác dụng
Tìm hiểu chung
Ngọc trâm hoa dùng để làm gì?
Hoa cây Ngọc trâm hoa được dùng để chữa Viêm họng và viêm mũi, ho, viêm phế quản, mất ngủ, đau đầu, kích động, đau dây thần kinh và chứng run rẩy. Cây thuốc có thể làm tăng sản xuất nước tiểu, làm giảm co thắt cơ, giúp giảm triệu chứng Chóng mặt và để điều trị suy tim, yếu tim, Ho gà, hen suyễn, bệnh gút, cũng như các bệnh về thần kinh.
Cây ngọc trâm hoa được dùng chung với một số loại thảo dược khác để tăng cường sức khỏe và điều trị viêm xoang.
Cơ chế hoạt động của ngọc trâm hoa là gì?
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bc sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy saponin, một chất có trong cây ngọc trâm hoa, có thể gây tác dụng đến huyết áp. Hai chất flavonoid của cây ngọc trâm hoa gọi là Quercetin và apigenin có tác dụng chống viêm và chống co thắt.
Liều dùng
Liều dùng
Liều dùng thông thường của ngọc trâm hoa là gì?
Liều lượng của cây thuốc tùy thuộc vào dạng bào chế của nó:
Chiết xuất chất lỏng: 1-2 ml/lần, 3 lần/ngày. Nên pha loãng với cồn 25% với tỷ lệ 1:1;
Hỗn hợp: dùng 1-2 g cây thuốc phơi khô, 3 lần/ngày.
Liều dùng của cây ngọc trâm hoa có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây ngọc trâm hoa có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của ngọc trâm hoa là gì?
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như: cây phơi khô, chiết xuất dạng lỏng.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng ngọc trâm hoa?
Cây ngọc trâm hoa có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Tăng/hạ huyết áp;
Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, viêm dạ dày, nhiễm độc gan;
Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.
Cảnh báo
Điều cần thận trọng
Trước khi dùng ngọc trâm hoa bạn nên biết những gì?
Lưu trữ cây ngọc trâm hoa ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm.
Những quy định cho cây ngọc trâm hoa ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây ngọc trâm hoa nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của ngọc trâm hoa như thế nào?
Không nên sử dụng cây ngọc trâm hoa cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú cũng như trẻ em. Ngoài ra người có bệnh gan, bệnh về tiêu hóa, hoặc mẫn cảm với cây thuốc không nên dùng cây thuốc này.
Ngọc trâm hoa có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây ngọc trâm hoa.
Cây ngọc trâm hoa có thể làm tăng tác dụng của thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu; tăng tác dụng của thuốc chống lo âu và thuốc an thần/thuốc ngủ. Cây ngọc trâm hoa còn có thể làm tăng chỉ số xét nghiệm về máu và kiềm phốt-phát.
Nguồn tham khảo
Ngọc trâm hoa, http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-165-cowsl