Tên hoạt chất: Rễ máu
Tác giả: Quyên Thảo
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Tên thông thường: Bloodwort, Coon Root, Indian Plant, Indian Red Paint, Pauson, Red Indian Paint, Red Puccoon, Red Root, Sang-Dragon, Sang de Dragon, Sanguinaire, Sanguinaire du Canada, Sanguinaria, Sanguinaria canadensis, Snakebite, S
Tác dụng
Tìm hiểu chung
Rễ máu dùng để làm gì?
Rễ máu được sử dụng để điều trị:
Nguyên nhân gây nôn
Rỗng ruột
Giảm đau răng
Bệnh Bạch hầu thanh quản, khàn tiếng (viêm thanh quản), viêm họng, các mạch máu mặt lưu thông không tốt, đau nhức khớp và cơ (thấp khớp), mụn cơm và sốt
Hủy bỏ các mô chết và thúc đẩy việc chữa bệnh (khi áp dụng trực tiếp lên da quanh vết thương)
Giảm sự tích tụ mảng bám trên răng.
Rễ máu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc Dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của Rễ máu là gì?
Rễ máu có chứa các chất có thể giúp chống lại vi khuẩn, viêm và mảng bám.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng
Liều dùng
Liều dùng thông thường của rễ máu là gì?
Liều dùng của rễ máu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Rễ máu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của rễ máu là gì?
Rễ máu có các dạng bào chế:
Chiết chất lỏng
Thực phẩm bổ sung (viên nang)
Thuốc rượu
Thuốc mỡ
Bột
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng rễ máu?
Rễ máu có thể gây tác dụng phụ bao gồm:
Buồn nôn
Nôn
Buồn ngủ
Phát ban da (nếu bạn tiếp xúc với cây tươi)
Kích ứng mắt (nếu tiếp xúc với mắt)
Ở liều lượng cao, rễ máu có thể gây ra huyết áp thấp, sốc, hôn mê và tăng nhãn áp.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Cảnh báo
Thận trọng
Trước khi dùng rễ máu bạn nên biết những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây rễ máu hoặc các loại thuốc khác hay các loại thảo mộc khác;
Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng rễ máu với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của rễ máu như thế nào?
Rễ máu an toàn cho hầu hết mọi người khi uống trong thời gian ngắn. Sử dụng lâu dài với số lượng lớn có thể không an toàn.
Ngoài ra, rễ máu không an toàn khi được sử dụng như kem đánh răng và nước súc miệng vì có thể làm tăng nguy cơ phát triển các đốm trắng ở bên trong miệng.
Cảnh báo
Phụ nữ mang thai và cho con bú: rễ máu có thể không an toàn khi uống trong khi mang thai và cho con bú.
Các vấn đề về dạ dày hoặc đường ruột như nhiễm trùng, bệnh Crohn, hoặc các tình trạng viêm khác: rễ máu có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Không sử dụng rễ máu nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào ở trên.
Tăng nhãn áp: rễ máu có thể ảnh hưởng đến điều trị glaucoma. Nếu bạn bị tăng nhãn áp, không sử dụng rễ máu trừ khi chuyên gia y tế đề nghị và kiểm tra mắt của bạn.
Tương tác
Tương tác
Rễ máu có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng rễ máu.