Tên hoạt chất: Xạ hương
Tác giả: Ngọc Anh
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Tên thường gọi: Xạ hương, nguyên thốn hương, lạp tử, hươu xạ, sóc đất
Tên khoa học: Moschus moschiferus L. Cervidae
Tác dụng
Tác dụng của xạ hương
Thành phần hóa học nào có trong xạ hương?
Xạ hương nguyên chất có dạng bột, lợn cợn, màu nâu tro, vị hắc và mùi rất hăng nếu ngửi nhiều. Tuy nhiên, khi pha loãng xạ hương lại có mùi rất thơm. Trong xạ hương có chứa cholesterin, chất béo, chất nhựa đắng và tinh dầu với thành phần chủ yếu là một ceton với tên gọi muskon. Đó cũng chính là hoạt chất tạo nên hương thơm độc đáo ở xạ hương. Mùi muskon rất thơm và bền, do đó Xạ hương thuộc vào loại chất thơm định hương cao cấp.
Xạ hương dùng để làm gì?
Xạ hương là hạch thơm phơi khô của con hươu xạ. Xạ hương có mùi thơm rất bền, nó thường được sử dụng làm thành phần trong nước hoa.
Từ xưa đến nay, xạ hương còn là một vị thuốc thường được sử dụng trong đông y, dùng điều trị nhiều bệnh nguy hiểm. Xạ hương được dùng làm thuốc trấn kinh, trúng phong, mê man, choáng váng, đau mắt…
Theo các tài liệu cổ, tính chất của xạ hương là vị cay, tính ôn, không độc, vào 12 đường kinh, có tác dụng thông khiếu, thông kinh lạc, làm sạch uế, đuổi tà. Ngoài ra, xạ hương còn được coi là thuốc hồi sinh, trừ trúng độc trong các trường hợp đau bụng, bụng đau dữ dội, phụ nữ khó đẻ, trúng Phong hôn mê, ngực đau thắt. Dùng ngoài, xạ hương giúp tiêu ung sang thũng.
Liều dùng
Liều dùng và cách dùng xạ hương
Liều dùng thông thường của xạ hương là bao nhiêu?
Liều dùng hàng ngày thường từ 0,04–0,1g, được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Thông thường, xạ hương được dùng kết hợp với các vị thuốc.
Cách dùng xạ hương điều trị bệnh
Trị say nắng (trúng thử), trúng gió, thần chí bị hôn mê, đờm bít tắc cổ họng, tạo ra tiếng thở “sòng sọc” ở khí quản: dùng hỗn hợp gồm bột xạ hương, bột xương bồ (thạch xương bồ hoặc thủy xương bồ), bột tạo giác (quả bồ kết bỏ hạt, sao vàng), bột băng phiến. Lấy một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh) thổi mạnh vào lỗ mũi, người bệnh sẽ mau chóng tỉnh.
Chấn thương sưng tấy: dùng 0,4g xạ hương uống với nước sắc của kê huyết đằng, tô mộc, mỗi vị 10g, hồng hoa 8g.
Trị tiểu tiện buốt, tiểu ra sỏi: xạ hương 0,4g uống với nước sắc ngưu tất 12–16g.
Trường hợp thai bị lưu: có thể thúc thai ra bằng cách uống một hỗn hợp bột gồm 0,02g xạ hương với 2g bột nhục quế hoặc quế chi.
Cách dùng
Liều dùng và cách dùng xạ hương
Liều dùng thông thường của xạ hương là bao nhiêu?
Liều dùng hàng ngày thường từ 0,04–0,1g, được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác. Thông thường, xạ hương được dùng kết hợp với các vị thuốc.
Cách dùng xạ hương điều trị bệnh
Trị say nắng (trúng thử), trúng gió, thần chí bị hôn mê, đờm bít tắc cổ họng, tạo ra tiếng thở “sòng sọc” ở khí quản: dùng hỗn hợp gồm bột xạ hương, bột xương bồ (thạch xương bồ hoặc thủy xương bồ), bột tạo giác (quả bồ kết bỏ hạt, sao vàng), bột băng phiến. Lấy một lượng nhỏ (bằng hạt đậu xanh) thổi mạnh vào lỗ mũi, người bệnh sẽ mau chóng tỉnh.
Chấn thương sưng tấy: dùng 0,4g xạ hương uống với nước sắc của kê huyết đằng, tô mộc, mỗi vị 10g, hồng hoa 8g.
Trị tiểu tiện buốt, tiểu ra sỏi: xạ hương 0,4g uống với nước sắc ngưu tất 12–16g.
Trường hợp thai bị lưu: có thể thúc thai ra bằng cách uống một hỗn hợp bột gồm 0,02g xạ hương với 2g bột nhục quế hoặc quế chi.
Cảnh báo
Thận trọng khi dùng xạ hương
Trước khi dùng xạ hương bạn nên lưu ý những gì?
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng xạ hương với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của xạ hương như thế nào?
Bạn không dùng xạ hương cho phụ nữ đang mang thai, khó mang thai, hiếm muộn hay bị lưu thai. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.
Nguồn tham khảo
Xạ hương, https://www.drugs.com/npp/musk.html
Xạ hương, https://ww