Tác giả: Ban biên tập HelloBACSI
Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư
Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Đo áp lực bàng quang là gì?
Đo áp lực bàng quang là phương pháp kiểm tra đo áp suất bên trong bàng quang để xem bàng quang hoạt động tốt hay không. Đo áp lực bàng quang thực hiện khi cơ hay Thần kinh gây ra những khó khăn cho bàng quang khi giữ và thải nước tiểu ra ngoài.
Giai đoạn tiểu tiện khá phức tạp. Khi bàng quang căng lên, thần kinh trong bàng quang sẽ gửi một tín hiệu cho tuỷ sống và não. Sau đó, tuỷ sống sẽ phản hồi lại bằng một tín hiệu khác để bàng quang co thắt lại. Khi bạn nín tiểu, Não sẽ bỏ qua phản xạ này. Khi bạn muốn phản xạ này xảy ra, bạn có thể đi tiểu. Những khó khăn ảnh hưởng tới đường thần kinh hay cơ bàng quang sẽ dẫn tới việc bàng quang mất chức năng hoạt động.
Khi thực hiện đo áp lực bàng quang, bàng quang của bạn sẽ được làm đầy bằng nước hay khí để đo khả năng đẩy khí và nước vào trong và ra ngoài. Bạn sẽ được uống thuốc để kiểm tra xem bàng quang co thắt hay giãn nở thế nào khi phản hồi lại chức năng thuốc. Một ống thông sẽ được đặt vào trực tràng để đo áp suất khi bàng quang căng lên. Một băng gạc nhỏ hay kim tiêm sẽ đặt gần hậu môn để đo chức năng cơ ở khu vực này.
Khi nào bạn nên thực hiện đo áp lực bàng quang?
Rối loạn chức năng bàng quang dẫn tới nhiều tình trạng khó xử và tác động đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đo áp lực bàng quang đánh giá và phân tích hoạt động chức năng của bàng quang. Phương pháp kiểm tra này có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc phát hiện những vấn đề cụ thể và đề xuất phương pháp điều trị để cải thiện.
Những vấn đề về bàng quang, như bàng quang hoạt động quá mức, giảm chức năng bàng quang, và không có khả năng thải hết nước ra khỏi bàng quang, liên quan đến những tình trạng sau đây:
Nhiễm trùng đường tiết niệu;
Chấn thương tuỷ sống;
Hạch ở bàng quang bị hở;
Bệnh về thần kinh như đa xơ cứng (MS);
Đột quỵ.
Điều cần thận trọng
Điều cần thận trọng
Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện đo áp lực bàng quang?
Khi kết quả đo áp lực bàng quang không rõ ràng, những xét nghiệm khác cần được thực hiện như chụp hình bàng quang niệu đạo (CUG), chụp hệ tiết niệu bằng được tĩnh mạch (IVP), siêu âm, hay nội soi bàng quang.
Xét nghiệm đo áp lực bàng quang không nên thực hiện nếu bạn đang có một nhiễm trùng tiểu rõ ràng. Sự hiện diện của nhiễm trùng làm tăng khả năng tạo thành kết quả giả (dương tính giả, âm tính giả). Đo áp lực bàng quang cũng làm lan rộng tình trạng nhiễm trùng đường tiểu bạn đang có.
Có một vài khó chịu có thể gây ra bởi xét nghiệm này. Bạn có thể cảm thấy:
Bàng quang đầy;
Buồn nôn;
Đau;
Đổ mồ hôi;
Buồn tiểu.
Trước khi tiến hành kỹ thuật y tế này, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện
Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện đo áp lực bàng quang?
Bạn không cần chuẩn bị nhiều. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh trước và sau khi thực hiện để ngăn ngừa viêm nhiễm. Chính xác xét nghiệm thực hiện thế nào sẽ tuỳ thuộc vào bác sĩ, cơ sở vật chất và tình trạng sức khoẻ của bạn. Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin cụ thể về quy trình thực hiện.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, việc chuẩn bị phụ thuộc vào đột tuổi, kinh nghiệm và mức độ tin tưởng.
Bạn không cần phải nhịn đói hay thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn trước khi thực hiện xét nghiệm. Bác sĩ của bạn có thể sẽ khuyên bạn tạm ngưng một số thuốc đang dùng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm. Bạn cũng có thể được uống kháng sinh trong một ngày trước khi thực hiện thủ thuật này.
Quy trình thực hiện đo áp lực bàng quang như thế nào?
Trước khi thực hiện đo áp lực bàng quang, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn đi tiểu vào một cái hộp nối với máy tính. Phương pháp này là phương pháp đo dòng; trong lúc đi tiểu, máy tính sẽ ghi lại những số liệu cần thiết:
Thời gian tính từ lúc bạn bắt đầu tiểu;
Kích thước, áp lực, và độ liên tục của đường tiểu;
Lượng nước tiểu;
Khoảng thời gian bạn thải hết nước ra khỏi bàng quang.
Sau khi bạn nằm xuống bàn, và một ống thông (ống dò niệu quản) được đặt vào trong bàng quang. Ống dò sẽ đo lượng nước tiểu còn sót lại trong bàng quang. Ống dò đôi khi còn đặt trong trực tràng để đo áp suất mạc bụng. Máy đo điện cực, tương tự như các chuyển đạo dùng trong đo điện tim, được đặt gần trực tràng.
Một ống dùng để theo dõi áp suất bàng quang được gắn chung với ống dò. Nước chảy vào bàng quang ở một nhịp độ được kiểm soát. Chuyên viên y tế sẽ hỏi bạn cảm thấy thế nào khi muốn đi tiểu và khi nào bàng quang căng đầy.
Đôi khi, bác sĩ sẽ cần nhiều thông tin hơn và sẽ yêu cầu thực hiện kiểm tra khác để đánh giá hoạt động chức năng của bàng quang. Tổ hợp kiểm tra này gọi là đo niệu động học hay niệu động học toàn phần. Tổ hợp này bao gồm 3 phép kiểm tra:
Đo sự bài tiết mà không cần ống dò niệu quản (uroflow);
Đo áp lực bàng quang (filling phase);
Kiểm tra sự bài tiết.
Với bài phương pháp đo niệu động học toàn phần, một ống dò nhỏ được đặt vào bàng quang. Bạn có thể đi tiểu khoảng lúc đó. Vì ống dò này có phần tử cảm biến ở đầu ống, máy tính sẽ đo áp suất và khối lượng nước tiểu bàng quang nhận vào và thải ra. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ho hay đẩy lực ra để chuyên viên y tế kiểm tra độ rỉ nước tiểu. Loại kiểm tra này cho biết nhiều thông về hoạt động chức năng của bàng quang.
Để biết thêm thông tin, bạn có thể chụp X-quang trong lúc kiểm tra. Trong trường hợp này, thay vì nước, một loại dung dịch đặc biệt hiện lên phim X-quang sẽ được sử dụng để làm đầy bàng quang.
Bạn nên làm gì sau khi thực hiện đo áp lực bàng quang?
Sau khi thực hiện, bạn có thể sẽ đi tiểu nhiều hơn mọi lần và có cảm giác đau rát trong và sau lúc đi tiểu trong 1 -2 ngày (nếu khí carbon dioxide được sử dụng trong lúc kiểm tra). Uống nhiều nước sẽ giúp bạn giảm thiểu cảm giác đau và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bạn có thể tiếp tục những hoạt động thường ngày của bạn sau khi thực hiện xét nghiệm này.
Nước tiểu màu hồng nhạt là hiện tượng phổ biến trong vài ngày sau khi thực hiện đo áp lực bàng quang. Nhưng hãy gọi gấp cho bác sĩ nếu:
Đường tiểu có màu đỏ hay có cục máu đỏ sau khi tiểu vài lần;
Bạn không thể đi tiểu trong 8 tiếng sau khi thực hiện Đo áp lực bàng quang;
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Hướng dẫn đọc kết quả
Hướng dẫn đọc kết quả
Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?
Kết quả một phần sẽ có ngay lập tức, còn kết quả hoàn chỉnh sẽ có trong 1 – 2 ngày.
Đo áp lực bàng quang Bình thường: Nhịp độ nước tiểu thải ra khỏi bàng quang bình thường. Lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu (residual urine volume) nhỏ hơn 30 millilit (ml) . Thời điểm bạn muốn đi tiểu nằm ở phạm vi bình thường, khi lượng nước tiểu trong bàng quang từ 175–250 ml. Thời điểm bạn rất mắc tiểu nằm trong phạm vi bình thường, khi lượng nước tiểu trong bàng quang từ 350–450 ml. Lượng nước tiểu tối đa bàng quang có thể giữ được nằm trong khoảng : 400–500 ml. Kiểm tra hoạt động chức năng thần kinh kiểm soát bàng quang cho kết quả bình thường. Nước tiểu không rỉ ra khỏi bàng quang trong lúc đo áp lực. Bất thường: Nhịp độ nước tiểu thải ra khỏi bàng quang thấp hơn bình thường, hay đường tiểu cứ tắt mở liên tục. Lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu lớn hơn mức bình thường . Bạn gặp khó khăn trong đường tiểu. Thời điểm bạn muốn đi tiểu sớm hay trễ hơn bình thường hay không mắc tiểu. Lượng nước tiểu tối đa bàng quang có thể giữ được thấp hơn mức bình thường hay bạn không cảm nhận được. Hoạt động phản ứng và cảm giác không xảy ra khi kiểm tra thần kinh kiểm soát bàng quang. Nước tiểu rỉ ra khỏi bàng quang khi thực hiện đo áp lực bàng quang.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Nguồn tham khảo
Đo áp lực bàng quang, https://www.midmichigan.org/conditions-treatments/tests-procedures/cystometry/.
Đo áp lực bàng quang, http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003904.htm