Tư vấn tim mạch

Tìm hiểu chung

Tư vấn Tim mạch là gì?

Tư vấn tim mạch là một khía cạnh rất quan trọng trong điều trị y tế.

Trong thời gian tư vấn tim mạch, bác sĩ sẽ đánh giá bệnh sử trong quá khứ của bạn, thực hiện kiểm tra thể chất toàn diện và Xét nghiệm để đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim. Chẩn đoán sớm có thể có tiên lượng tốt hơn và giảm thiểu các biến chứng.

Mục đích của tư vấn tim mạch?

Mục đích của việc Tư vấn tim mạch là giúp người bệnh thảo luận các vấn đề về tim, những khó chịu hiện tại, hiểu thêm các rủi ro, biến chứng và áp dụng lối sống lành mạnh. Các bác sĩ sẽ tư vấn giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị và thủ thuật phẫu thuật, những việc chuẩn bị trước và sau phẫu thuật, rủi ro và các biến chứng của phẫu thuật.

Khi nào bạn nên cần tư vấn tim mạch?

Bạn nên đến phòng tư vấn tim mạch khi cảm thấy lo lắng về một vấn đề tim mạch nghiêm trọng đã biết trước, có thể xảy ra hoặc khi bạn muốn có thêm ý kiến xác nhận hoặc ý kiến khác từ các chuyên gia tư vấn.

Điều cần thận trọng

Trước khi thực hiện tư vấn tim mạch, bạn cần biết gì?

Tư vấn tim mạch được xem là an toàn trong hầu hết các trường hợp. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định.

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện tư vấn tim mạch?

Bạn nên tìm hiểu về tình trạng bệnh tim của mình để chuẩn bị tất cả các câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ trước buổi hẹn. Bạn nên liệt kê và viết lại những câu hỏi, vì nhiều người sẽ quên mọi thứ khi đến gặp bác sĩ.

Bạn cũng nên mang theo bất kỳ bản sao ECG, siêu âm tim, chụp hình tim, kiểm tra tim gắng sức, siêu âm gắng sức, chụp MRI hoặc CT mà bạn đã thực hiện khi đến gặp bác sĩ.

Quy trình thực hiện tư vấn tim mạch như thế nào?

Thời gian tham vấn tùy theo từng trường hợp.

Một số xét nghiệm chẩn đoán tim được thực hiện để xác định bệnh tim bao gồm:

  • Chụp động mạch tim. Thường được thực hiện cho những người bệnh có dấu hiệu của bệnh động mạch vành. Xét nghiệm này sử dụng hình ảnh X-quang để kiểm tra các mạch máu hoặc các buồng tim để tìm mảng bám hoặc các vấn đề khác. Trong xét nghiệm này, bác sĩ dùng một ống thông đưa vào các mạch máu ở đùi trên hoặc cánh tay và luồn vào tim bạn. Sau đó, bác sĩ dùng một loại thuốc nhuộm cản quang tiêm vào máu để làm cho các động mạch có thể nhìn thấy được. Khi thuốc nhuộm chảy qua các động mạch, hình ảnh tia X-được chụp.

  • Siêu âm tim. Bác sĩ sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của tim, những hình ảnh này giúp xác định kích thước của tim, sức mạnh cơ tim, sự hiện diện của bệnh tim và van tim. Hình ảnh của tim được hiển thị trên màn hình lớn cho phép bác sĩ và người bệnh quan sát trong khi kiểm tra.

  • Thử nghiệm gắng sức. Đây là một xét nghiệm chẩn đoán để xác định hoạt động của tim khi gắng sức và khả năng chịu đựng của tim. Bạn được yêu cầu dùng máy chạy bộ trong thời gian bác sĩ thực hiện siêu âm tim và đo những thay đổi của huyết áp. Xét nghiệm này được thực hiện chủ yếu để phát hiện nguyên nhân gây đau ngực, khó thở, nhịp tim nhanh hoặc rung trong ngực.

  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG). Các điện cực được đặt ở phần thân trên và chân của bạn để chụp tín hiệu điện của tim. Xét nghiệm này xác định chức năng của tim, nhịp tim, các bất thường của nhịp tim và cũng xác định xem tim có bị phình to hay bị tổn thương hay không. Xét nghiệm này được thực hiện ở những bệnh nhân cảm thấy đau ngực, đánh trống ngực, chóng mặt và khó thở.

Khi có kết quả, bác sĩ sẽ lên một kế hoạch để đánh giá thêm hoặc điều trị cho bạn. Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thay đổi lối sống như giảm cân, tăng hoạt động thể chất, tránh hút thuốc, cai rượu và giảm cholesterol. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh động mạch vành trong quá trình quét, bác sĩ sẽ đề nghị tái tạo mạch vành thông qua nong mạch có hoặc không có stent hoặc phẫu thuật ghép động mạch vành (CABG). Những ca phẫu thuật này sẽ làm giảm nguy cơ tim mạch như nhồi máu cơ tim hoặc tử vong.

Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện tư vấn tim mạch?

Bạn nên nói chuyện với bác sĩ tim mạch về những kết quả của mình. Bên cạnh việc chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra các khuyến nghị cho bạn về việc điều trị và bất kỳ can thiệp điều trị nào đã được lên kế hoạch hoặc đã thực hiện liên quan đến việc chăm sóc tim.

Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Hướng dẫn đọc kết quả

Các tác dụng phụ khi thực hiện tư vấn tim mạch là gì?

Tư vấn tim mạch thường không dẫn đến tác dụng phụ. Tuy nhiên, bạn có thể tiếp xúc với tia X (X-quang) trong các xét nghiệm, điều này có thể gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai. Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào.

Bạn hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nguồn tham khảo

Tư vấn tim mạch, http://www.summitcardiology.com/cardiovascular-consultation.html

Tư vấn tim mạch, https://www.totalhealth.co.uk/healthy-interests/cardiologist-consultation-checklist

Tư vấn tim mạch,