Mục lục:

10 dấu hiệu phân biệt cảm cúm với cảm lạnh

Cảm cúm hay cúm mùa là bệnh thường gặp có thể phòng ngừa, thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, diễn biến của cảm cúm rất khó lường, thậm chí dẫn tới biến chứng và tử vong.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Bệnh cúm là gì, lây truyền như thế nào?

  • Bệnh Cảm cúm là bệnh Truyền nhiễm do virus cúm gây ra, có 3 type virus cúm gây bệnh ở người, tùy loại mà có dễ gây thành dịch hay không.
  • Cảm cúm lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.
  • Diễn tiến bệnh cúm: Thời gian ủ bệnh 1 tới 4 ngày, thời kỳ bị lây: có thể bắt đầu trước khi Sốt 1 ngày, kéo dài tới 7 ngày ở người lớn thậm chí là nhiều tháng ở người bị suy giảm miễn dịch.

Bệnh cúm sẽ biểu hiện triệu chứng từ nhẹ tới nặng, những trường hợp nặng hoặc có biến chứng cần nhập viện theo dõi và có nguy cơ tử vong.

2. Phân biệt Cảm cúm với Cảm lạnh thông thường?

Cảm cúm là bệnh lây truyền có biểu hiện đa dạng, từ nhẹ đến nặng có thể gây tử vong. Đôi khi cảm cúm bị nhầm lẫn với Cảm lạnh thông thường, do vậy cần phân biệt để theo dõi và điều trị bệnh phù hợp.

10 dấu hiệu phân biệt cảm cúm với cảm lạnh - ảnh 1
Phân biệt triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh

3. Những ai dễ mắc bệnh cảm cúm? 10 dấu hiệu phân biệt cảm cúm với cảm lạnh - ảnh 2

Người lớn trên 65 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh cảm cúm

Những đối tượng dễ mắc bệnh cảm cúm bao gồm:

  • Tuổi nhỏ hay cao tuổi: Dưới 5 tuổi hay trên 65 tuổi.
  • Phụ nữ đang có thai
  • Mắc bệnh mạn tính kéo dài: bệnh hô hấp như hen, COPD, bệnh Tim mạch như suy tim, bệnh gan, bệnh tiểu đường...
  • Trẻ vị thành niên sử dụng aspirin kéo dài.

4. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh cảm cúm?

Cách phòng ngừa cảm cúm hiệu quả nhất là tiêm vaccine cúm , thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, tăng cường Dinh dưỡng và tập luyện thể thao...

Những lưu ý khi tiêm vắc xin phòng bệnh cúm:

  • Lứa tuổi bắt đầu tiêm phòng bệnh cúm: Từ 06 tháng tuổi trở lên
  • Là biện pháp chính để phòng ngừa và tránh các biến chứng nặng của cảm cúm
  • Hiệu quả phòng bệnh bắt đầu khoảng 2 tới 3 tuần sau khi tiêm (khả năng bảo vệ là 50 - 80%)
  • Thời gian bảo vệ khoảng 6 tới 12 tháng sau tiêm, do vậy cần tiêm nhắc lại mỗi năm để đạt hiệu quả bảo vệ tốt nhất.

5. Những ai nên tiêm ngừa cảm cúm? 10 dấu hiệu phân biệt cảm cúm với cảm lạnh - ảnh 3

Phụ nữ đang Mang thai cần được tiêm vắc xin phòng bệnh cúm
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Trẻ em, từ 6 tháng tuổi đến 8 tuổi
  • Người lớn hơn 65 tuổi
  • Người hiện đang mắc các bệnh mạn tính: đái tháo đường, hen, COPD, HIV...
  • Nhân viên y tế.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung