Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

13 câu hỏi đáp thường gặp về vacxin HPV

19/11/2021
13 câu hỏi đáp thường gặp về vacxin HPV

Vắc-xin HPV có tác dụng phòng bệnh ung thư cổ tử cung. Mặc dù đây là loại vắc-xin đã sử dụng trong nhiều năm, nhưng không phải ai cũng biết loại vắc-xin này hoạt động như thế nào và có an toàn không.

1. Virus HPV là gì?

HPV là viết tắt của human papillomavirus, là một loại virus có thể lây truyền qua quan hệ tình dục. Trong khi giao hợp hoặc quan hệ Tình dục bằng miệng, virus HPV có thể xâm nhập vào bộ phận sinh dục, miệng hoặc cổ họng và gây nhiễm trùng.

HPV lây truyền qua đường Tình dục có hơn 40 loại khác nhau, một số loại virus HPV gây ra mụn cóc sinh dục hay mụn u nhú ở bộ phận sinh dục. Các loại virus HPV khác có thể làm cho các tế bào biến thành ung thư gây Ung thư cổ tử cung, nhưng nó cũng gây ra các bệnh ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật, hậu môn, đầu và cổ.

Virus HPV sau khi nhiễm vào cơ thể không gây triệu chứng, không có đau họng hoặc Sốt nên người bệnh rất khó nhận biết. Trên thực tế, bạn có thể hoàn toàn không biết mình đã bị nhiễm bệnh cho đến khi trên cơ thể xuất hiện mụn cóc sinh dục hoặc làm Xét nghiệm Pap do các triệu chứng bất thường khác.

Mặc dù virus HPV có thể không nổi tiếng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) khác như herpes hoặc giang mai, nhưng đây sự thật là virus gây bệnh STI phổ biến nhất. Nếu hoạt động tình dục, bạn có khả năng rất cao bạn sẽ bị nhiễm virus HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. Đó là lý do tại sao tiêm vắc-xin HPV rất quan trọng.

2. Có mấy loại vắc-xin HPV?

Có hai vắc-xin HPV đã được sử dụng hiện nay có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các loại virus gây ra hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật và hậu môn. Hai loại vắc-xin này có tác dụng chống lại hầu hết các mụn cóc sinh dục. Không có sự khác biệt nhiều giữa hai loại vắc-xin này, việc lựa chọn vắc-xin nào sẽ phụ thuộc vào bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng cùng một loại vắc-xin cho cả ba mũi tiêm.

3. Tôi có phải tiêm vắc-xin HPV không?

Chỉ định tiêm vắc-xin HPV phụ thuộc vào độ tuổi và nơi bạn sống. Ví dụ, ở một số tiểu bang ở Mỹ, bé gái và bé trai trong độ tuổi được khuyến nghị có thể cần tiêm vắc-xin HPV trước khi đến trường.

Tiêm vắc-xin có thể giúp giảm tỷ lệ nhiễm HPV. HPV được biết là gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật và hậu môn, cũng như ung thư phía sau cổ họng. Chỉ riêng ung thư cổ tử cung đã giết chết khoảng 4.000 phụ nữ mỗi năm ở Hoa Kỳ, cứ bốn người ở Hoa Kỳ thì có một người bị nhiễm virus HPV và hầu hết trong số họ đều không biết mình bị nhiễm loại virus này.

4. Khi nào tôi nên chủng ngừa HPV? 13 câu hỏi đáp thường gặp về vacxin HPV - ảnh 1

Thời điểm tốt nhất để chủng ngừa HPV là trước khi bạn bắt đầu có hoạt động tình dục

Thời điểm tốt nhất để chủng ngừa HPV là trước khi bạn bắt đầu có hoạt động tình dục. Đó là lý do tại sao Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC) khuyến nghị cả nam và nữ nên tiêm vắc-xin này ở tuổi 11 hoặc 12, hoặc mũi sớm nhất có thể bắt đầu khi 9 tuổi. Nếu trẻ 13 tuổi trở lên và chưa được tiêm phòng, bạn vẫn có thể tiêm vắc-xin khi qua tuổi 26.

5. Nếu tôi trên 26 tuổi, tôi vẫn có thể tiêm vắc-xin HPV không?

Vắc-xin Gardasil không được khuyến nghị cho những người trên 26 tuổi, vì chưa được nghiên cứu đầy đủ ở nhóm tuổi này.

6. Tôi cần bao nhiêu mũi tiêm?

Bạn sẽ nhận được ba mũi vắc-xin HPV trong khoảng thời gian 6 tháng. Bạn cần cả ba liều để được bảo vệ hoàn toàn. Bạn sẽ được tiêm mũi thứ hai khoảng 1 đến 2 tháng sau mũi đầu tiên và mũi thứ ba sau 6 tháng tính từ mũi đầu tiên.

7. Nếu tôi đã bị nhiễm vi-rút, liệu vắc-xin này có điều trị được không?

Nếu bạn bị nhiễm virus HPV thì vắc-xin HPV sẽ không điều trị khỏi tình trạng nhiễm trùng. Hiện nay không có cách nào để điều trị dứt điểm loại virus mà bạn đã nhiễm phải, mặc dù vẫn có những phương pháp điều trị cho các bệnh do vi-rút này gây ra như mụn cóc ở bộ phận sinh dục và ung thư bộ phận sinh dục. Đây là lý do tại sao bạn nên đi khám phụ khoa thường xuyên và Xét nghiệm Pap (nếu là nữ) để sàng lọc ung thư cổ tử cung.

8. Vắc-xin HPV có bảo vệ tôi suốt đời không?

Vắc-xin HPV sẽ bảo vệ bạn lâu dài khỏi một số loại virus HPV. Tuy nhiên, ngay cả những phụ nữ đã tiêm vắc-xin nên đi khám bác sĩ phụ khoa thường xuyên để xét nghiệm Pap để kiểm tra ung thư cổ tử cung, vì vắc-xin không bảo vệ có thể tránh khỏi tất cả các loại virus có thể gây ung thư cổ tử cung.

13 câu hỏi đáp thường gặp về vacxin HPV - ảnh 2
Vắc-xin sẽ bảo vệ bạn lâu dài khỏi một số loại virus HPV

9. Bảo hiểm có chi trả cho chi phí tiêm vắc-xin HPV không?

Tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các loại bảo hiểm chưa chi trả chi phí tiêm vắc-xin HPV do đây vẫn là dịch vụ tiêm tự nguyện.

10. Tiêm vắc-xin HPV có an toàn không?

Vắc-xin phải được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được phân phối sử dụng rộng rãi. Vắc-xin HPV đã được thử nghiệm trên hàng ngàn người và được chứng minh là an toàn trước khi sử dụng. Và các chuyên gia cho rằng khả năng hai loại vắc-xin HPV gây ra các phản ứng nghiêm trọng là rất hiếm. Vắc-xin HPV không chứa thủy ngân hoặc thimerosal.

11. Ai không nên tiêm vắc-xin HPV?

Một số người không nên tiêm vắc-xin trong trường hợp người đó có phản ứng Dị ứng nghiêm trọng với vắc-xin HPV hoặc với bất kỳ thành phần nào có trong loại vắc-xin này. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ Dị ứng nghiêm trọng như nấm men bánh mì (baker's yeast) hoặc latex hoặc bạn có vấn đề về hệ thống miễn dịch hoặc rối loạn đông máu.

12. Tôi có thể có tác dụng phụ từ vắc-xin HPV không?

Sau khi tiêm, bạn có thể có một số tác dụng phụ, nhưng hầu hết ở mức độ nhẹ như đau hoặc sưng tại chỗ tiêm, sốt, đau đầu và buồn nôn.

Đôi khi một số người bị Ngất sau khi tiêm vắc-xin HPV hoặc bất kỳ loại vắc-xin nào khác. Do đó, sau khi tiêm, bạn nên ngồi xuống nhằm phòng tránh ngã Chấn thương khi bị bất tỉnh và phòng tránh ngất.

13 câu hỏi đáp thường gặp về vacxin HPV - ảnh 3
Đau đầu, buồn nôn nhẹ là tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm phòng vắc-xin HPV

13. Tôi có thể nhiễm vi-rút HPV từ vắc-xin không?

Vắc-xin chỉ sử dụng một phần cấu tạo của virus HPV và là loại vắc-xin bất hoạt (không sống), do đó, hai loại vắc-xin HPV không thể gây nhiễm trùng HPV thật sự.

Nguồn tham khảo: webmd.com