Mục lục:

5 câu hỏi thường gặp về ung thư trẻ em

Tế bào ung thư trẻ em là các tế bào chưa biệt hóa nhiều, trong khi tế bào ung thư của người lớn là các tế bào đã trưởng thành. Ở người trưởng thành, có các yếu tố nguy cơ của ung thư liên quan đến lối sống, tuy nhiên, ở trẻ em, các yếu tố này lại không có vai trò chính.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Các loại ung thư hay gặp ở trẻ em là gì?

Các bệnh ung thư ở trẻ em khác với người lớn. Các khối u thường gặp là: u não, bạch cầu cấp, u lympho (Hodgkin và không Hodgkin), u nguyên bào thần kinh, u Wilms, u nguyên bào võng mạc, ung thư xương.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của ung thư trẻ em là gì?

2.1 Thay đổi về gen

Sự phân chia tế bào xảy ra ở hầu hết các mô trong cơ thể. Quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hòa một cách chặt chẽ. Khi có sự đột biến trong ADN, các tế bào tăng sinh mất kiểm soát và không chết theo chu trình. Điều này dẫn đến việc tạo thành các khối u.

Một số trẻ nhận các đột biến gen từ cha mẹ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Một số trường hợp, sự thay đổi ADN xảy ra trong thời kỳ bào thai mà không phải do di truyền từ bố mẹ.

2.2 Lối sống và môi trường sống

Ở người trưởng thành, có các yếu tố nguy cơ của ung thư liên quan đến lối sống như: hút thuốc lá, thừa cân, ăn uống không lành mạnh...; yếu tố liên quan đến môi trường sống như: phơi nhiễm phóng xạ, chất thải hóa học...Tuy nhiên, ở trẻ em, các yếu tố này lại không có vai trò chính.

2.3 Không rõ căn nguyên

Phần lớn ung thư trẻ em nằm trong nhóm này.

5 câu hỏi thường gặp về ung thư trẻ em - ảnh 1
Phần lớn ung thư trẻ em nằm trong nhóm không rõ cắn nguyên

3. Có sự khác biệt gì giữa ung thư trẻ em và người lớn?

3.1 Các loại ung thư khác nhau

Trẻ em thường gặp các bệnh ung thư như trên. Đối với người lớn, các loại ung thư hay gặp lại là: ung thư vú, phụ khoa, tuyến giáp... với nữ giới và ung thư tiền liệt tuyến, phổi, đại trực tràng ... với nam giới.

3.2 Ung thư trẻ em đáp ứng với điều trị tốt hơn

Hầu hết nhóm bệnh Nhi có nguy cơ không cao đều đáp ứng tốt với điều trị hóa chất toàn thân. Có sự khác biệt này là do tế bào ung thư trẻ em là các tế bào chưa biệt hóa nhiều, trong khi tế bào ung thư của người lớn là các tế bào đã trưởng thành.

4. Ung thư trẻ em có thể dự phòng bằng cách nào? 5 câu hỏi thường gặp về ung thư trẻ em - ảnh 2

Với những trẻ có người thân bị ung thư hoặc có yếu tố di truyền ung thư, trẻ nên được theo dõi và khám sàng lọc

Nguyên nhân gây ung thư ở trẻ em hầu hết chưa được biết rõ nên việc dự phòng rất khó khăn. Các biện pháp có thể làm là:

  • Theo dõi và khám sàng lọc với những gia đình có yếu tố di truyền ung thư.
  • Theo dõi các ung thư thứ phát (do dùng thuốc độc tế bào, tia xạ) với những trẻ đang điều trị ung thư.
  • Bà mẹ khi Mang thai cần có lối sống lành mạnh và tránh môi trường sống phơi nhiễm với các hóa chất, chất thải độc hại.
  • Phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ như: Sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân, đau đầu kéo dài, sụt cân, thiếu máu, các khối bất thường trên cơ thể...

5. Phương pháp điều trị ung thư trẻ em là gì?

  • Kết hợp giữa điều trị hóa chất, phẫu thuật, Xạ trị với tùy từng loại khối u, vị trí, giai đoạn bệnh.
  • Theo dõi tác dụng phụ sau mỗi đợt điều trị.
  • Theo dõi định kỳ trong vòng 5 năm đầu sau khi kết thúc điều trị.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung