Ung thư xương

Ung thư xương Là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong xương. Những khối u này có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính (phát triển chậm, không phải ung thư)

Triệu chứng

Gãy xương có tổn thương nhỏ, đôi khi được gọi là "gãy xương bệnh lý".

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Kiểm tra hình ảnh bằng các xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ (PET) và X- quang.

Điều trị

Điều trị các bệnh ung thư ác tính bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.

Tổng quan


Ung thư xương Là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào trong xương. Những khối u này có thể là ác tính (ung thư) hoặc lành tính (phát triển chậm, không phải ung thư). Ung thư bắt đầu ở cơ quan khác như vú hoặc phổi và đi vào xương là tình trạng di căn và không được coi là ung thư xương. Các khối u xương lành tính thường gặp nhất là u nội sụn, u xương sụn, u xơ không cốt hóa, u nguyên bào sụn, u xương dạng xương, u nguyên bào xương, u sụn quanh xương, u đại bào và u sợi nhầy sụn. Các bệnh ung thư xương ác tính phổ biến nhất là sarcom sụn, sarcom Ewing, sarcom sợi và sarcom xương. Không biết chính xác nguyên nhân gây Ung thư xương nhưng nguy cơ mắc bệnh gia tăng ở những người tiếp xúc nhiều với bức xạ. Những khối u này có thể xảy ra ở bất kỳ phần xương nào trong cơ thể nhưng thường ảnh hưởng đến tay và chân.

Triệu chứng

  • Đau và sưng ở các khu vực bị ảnh hưởng.

  • Gãy xương có tổn thương nhỏ, đôi khi được gọi là "gãy xương bệnh lý".

  • Giảm cân không lý do, mệt mỏi quá mức.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Kiểm tra hình ảnh bằng các Xét nghiệm chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ (PET) và X- quang.

  • Sinh thiết mô bệnh học (thực hiện trong phòng phẫu thuật).

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào loại ung thư:

  • Khối U lành tính không cần điều trị.

  • Điều trị các bệnh ung thư ác tính bao gồm phẫu thuật, Xạ trị và hóa trị.

Ung thư xương - Ảnh minh họa 1
Ung thư xương - Ảnh minh họa 2
Ung thư xương - Ảnh minh họa 3
Ung thư xương - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

1.Định nghĩa:

Ung thư xương là khối u ác tính xuất phát từ các tế bào của xương, hay gặp nhất là ung thư tế bào liên kết tạo xương và tạo sụn. Ung thư xương hay gặp ở lứa tuổi trẻ, trong đó, trẻ nam gặp nhiều hơn trẻ nữ và hiếm gặp ở các lứa tuổi khác, tỷ lệ khoảng 0,5% so với toàn bộ các ung thư.

2. Phân loại:

Phân loại ung thư xương về tổ chức học:

  • Ung thư tạo xương

  • Ung thư tạo sụn

    • Bệnh sarcom sụn

    • Bệnh sarcom sụn trung mô

  • U tế bào khổng lồ ác tính

  • Bệnh sarcom Ewing

  • Ung thư mạch máu

    • Ung thư tế bào ngoại mạch

    • Ung thư tế bào mạc ngoại

    • Bệnh sarcom mạch máu.

  • Ung thư tế bào liên kết xương

    • Bệnh sarcom sợi

    • Bệnh sarcom mỡ

    • U trung mô ác tính

Các loại u khác:

  • U nguyên sống

  • U men ở các xương dài.

Trong đó, bệnh sarcom tạo xương thường gặp nhất.

Phòng ngừa

  • Bức xạ ion hoá.

  • Chấn thương: Tác động va đập từ ngoài xương, chấn thương có thể xảy ra do hoạt động thể thao; do tai nạn giao thông. Trên thực tế lâm sàng, có một số ung thư xương phát triển tại vùng bị va đập hoặc gãy xương, nhất là vùng đầu trên xương chày. Những trường hợp này rất khó giải thích chấn thương xảy ra ngẫu nhiên hay là nguyên nhân khởi động các tế bào xương quá sản.

  • Rối loạn di truyền: Là tác nhân bên trong có liên quan đến ung thư xương. Người ta đề cập đến tác nhân này vì ung thư xương xuất hiện ở tuổi trẻ, khoảng 12-20 tuổi, đây là độ tuổi xương phát triển mạnh, khoảng thời gian còn quá ngắn để xuất hiện các ung thư do môi trường gây ra. Ung thư xương thường xuất hiện ở bệnh nhân có chồi xương sụn mọc ở chỗ nối bản sụn với đầu xương dài, bệnh này được coi là bệnh di truyền. Ở những bệnh nhân mắc ung thư võng mạc mắt, là bệnh được coi là ung thư di truyền, cũng gặp ung thư xương. Người ta cho rằng do rối loạn gen ức chế ung thư P53 mà cơ thể không kiểm soát được các tế bào có gen biến dị, làm tế bào này tiếp tục phân chia tạo ra các tế bào ung thư.

  • Một số bệnh lành tính của xương (có thể chuyển dạng thành ung thư):

    • Bệnh Paget của xương. Bệnh Paget có thể thấy ở vú và da, riêng ở xương bệnh Paget phát sinh ung thư từ sau 40 tuổi.

    • Bệnh loạn sản xơ của xương.

Điều trị

  • Kiểm tra lịch sử gia đình. Nếu trong gia đình từng có người mắc ung thư xương thì các thành viên khác cần thường xuyên thực hiện thăm khám nhằm phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.

  • Duy trì lối sống lành mạnh. Quan trọng nhất, mọi người cần tránh xa thói quen hút thuốc bởi những độc tố có trong chúng sẽ dễ dàng hủy hoại cơ thể nói chung, tăng nguy cơ ung thư xương nói riêng. Thay vào đó, bạn nên giải tỏa căng thẳng bằng cách tập yoga, xem phim hoặc tham gia các câu lạc bộ luyện tập thể thao.

  • Tránh tiếp xúc với hóa - xạ trị. Đây được xem là hai yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương. Điều này đặc biệt quan trọng với đối tượng trẻ nhỏ.

  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Nhiều trường hợp ung thư có liên quan đến chế độ dinh dưỡng nghèo nàn. Đặc biệt, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa chất bảo quản và chế biến sẵn sẽ đẩy nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều. Để ngăn ngừa ung thư xương hiệu quả, bạn nên tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ có trong rau xanh và trái cây; bổ sung các món cá giàu axit béo omega – 3 trong bữa ăn thay cho các loại thịt đỏ và thịt nạc.

  • Hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm. Việc sống trong khu vực không khí ô nhiễm và tiếp xúc với tia UV có trong ánh mặt trời quá nhiều cũng là yếu tố khiến con người mắc ung thư xương. Chính vì vậy, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên thường xuyên đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể.

  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe. Điều này giúp các bác sĩ phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường. Thực tế, vì  không có triệu chứng đặc hiệu giúp phát hiện bệnh nên việc tầm soát ung thư xương có ý nghĩa quan trọng hơn.