1. Các lựa chọn điều trị đa mô thức
Với những tiến bộ về điều trị ngày càng đa dạng, người bệnh ở giai đoạn này ngày càng có nhiều cơ hội sống lâu hơn. Nếu như Ung thư vú nhóm tam âm thường có tiên lượng xấu hơn thì những bệnh nhân dương tính với thụ thể hoóc môn và HER-2 sẽ có một quá trình điều trị lâu hơn. Khoảng 10% bệnh nhân mắc ung thư vú được chẩn đoán ở giai đoạn đã di căn, và khoảng 1/5 trong số này sẽ sống được thêm 5 năm. Trong một đánh giá trên 168 bệnh nhân mắc ung thư vú ở giai đoạn di căn có thụ thể HER-2 dương tính, có 7% bệnh nhân có thể sống sót sau hơn 10 năm. Liệu pháp hormon kết hợp có thể cải thiện khả năng sống sót ở bệnh nhân mắc bệnh nếu họ có thụ thể hormone dương tinh .
2. Cần kế hoạch chăm sóc hỗ trợ giảm nhẹ
Chăm sóc hỗ trợ và giảm nhẹ nên được xem xét từ thời điểm chẩn đoán ban đầu, bao gồm quản lý triệu chứng và các vấn đề của bệnh nhân và gia đình. Bệnh nhân ở giai đoạn này đa phần thường trải qua những cơn đau đớn, khó thở, mệt mỏi, mê sảng và nhầm lẫn. Lo lắng, trầm cảm và đau khổ là những triệu chứng Tâm lý phổ biến. Các liệu pháp hỗ trợ bao gồm: Dược lý; vật lý trị liệu; tư vấn hành vi; hỗ trợ tinh thần; quản lý chế độ ăn uống; và các liệu pháp bổ sung, như yoga, châm cứu, thiền và xoa bóp là rất cần thiết.
Kiểm soát những vấn đề này đòi hỏi một cách điều trị thích hợp bao gồm các liệu pháp hormon, hóa trị, trị liệu sinh học, xạ trị, phẫu thuật, trị liệu giảm đau, phục hồi chức năng và chăm sóc tâm lý. Các biện pháp không dùng thuốc và dược lý có thể được sử dụng để kiểm soát khi người bệnh bị khó thở.
3. Tập thể dục và giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm
Tập thể dục và liệu pháp dựa trên chánh niệm là những cách tiếp cận tốt để đối phó với các triệu chứng Lo âu và trầm cảm liên quan đến bệnh tật. Tập thể dục trong quá trình điều trị có thể làm giảm tác dụng phụ và tập thể dục sau điều trị có thể tăng chất lượng cuộc sống. Yoga và đi bộ với cường độ vừa phải sẽ tập luyện sức đề kháng làm giảm lo lắng, trầm cảm và mệt mỏi ở phụ nữ mắc bệnh. Giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm giúp điều chỉnh cảm xúc, giảm suy nghĩ tiêu cực và cải thiện giấc ngủ.
4. Duy trì cân bằng cuộc sống là một thách thức
Mắc bệnh ở giai đoạn này thường gây ra những thay đổi trong chức năng, mối quan hệ và ảnh hưởng xấu đến hình ảnh bản thân. Bệnh nhân cần nỗ lực đưa ý niệm trở lại bình thường và ưu tiên cho cuộc sống.
Ngoài các vấn đề về thể chất và tâm lý điều trị, nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến quyết định điều trị của bệnh nhân như chăm sóc sau điều trị; các công việc và hoạt động hàng ngày; và việc theo đuổi mục tiêu cuộc sống...
5. Xương là vị trí phổ biến nhất của sự di căn
40% đến 75% bệnh nhân mắc ung thư vú ở giai đoạn này có di căn vào xương. Bệnh nhân bị di căn xương thường bị đau, cũng như tăng canxi máu, và mất khả năng vận động. Di căn xương có thể gây đau mãn tính, gãy xương bệnh lý hoặc tổn thương các cấu trúc lân cận. Chèn ép tủy sống xảy ra từ di căn xương cần được điều trị khẩn cấp và có thể gặp ở 20% bệnh nhân. Bệnh nhân đang bị đau lưng nên được xem xét tình trạng liệu có Chèn ép tủy sống hay không, vì di căn xương có mặt trong 95% các trường hợp này. Tiên lượng bệnh nhân kém khi tế bào ung thư đi đến màng Não .
Các lựa chọn điều trị cho chứng đau Thần kinh liên quan đến di căn xương bao gồm thuốc giảm đau bổ trợ, như thuốc chống trầm cảm và thuốc chống co giật, kết hợp với giảm đau có opioid; thuốc Gây tê tại chỗ; và hỗ trợ tâm lý. Đối với đau xương không liên quan đến Chèn ép tủy sống hoặc gãy xương, nên sử dụng thuốc chống viêm không steroid và Acetaminophen kết hợp với giảm đau có opioid. Đối với đau xương lan tỏa do di căn, cần sử dụng thêm bisphosphonates, glucocorticoids. Giảm đau bằng cách đặt bơm tiêm truyền, giảm đau bằng cách gây tê mặt phẳng cơ dựng sống là phương pháp điều trị rất tốt cho cơn đau do di căn xương.
6. Những thách thức trong cuộc sống của bạn khi ung thư đã di căn xa
Sống chung với ung thư di căn là một thách thức với nhiều khó khăn, nó khác nhau tùy vào mỗi người bệnh, bao gồm:
- Cảm thấy khó chịu khi ung thư trở lại
- Bạn có thể cảm thấy thất vọng, tức giận, buồn chán, hoặc cảm giác như không ai hiểu được những gì bạn đang trải qua, thậm chí là người thân của bạn.
- Sự lo lắng rằng việc điều trị sẽ không hiệu quả, và bệnh ung thư của bạn ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
- Bạn phải đối mặt với các xét nghiệm kiểm tra và các quyết định điều trị.
- Chia sẻ về tình trạng bệnh của bạn với gia đình và bạn bè.
- Khi bạn cảm thấy kiệt sức hoặc gặp phải các tác dụng phụ từ điều trị, bạn cần có sự giúp đỡ, ngay cả những hoạt động thường ngày.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt tinh thần và cảm xúc.
- Chi phí điều trị nhiều hơn – Ngay cả khi bạn có bảo hiểm y tế.