Đau lưng

Đau lưng là vị trí đau hay gặp nhất, chỉ xếp sau đau đầu. Đau lưng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và tại bất cứ điểm nào trên cột sống

Triệu chứng

Nếu cơn đau lưng không giảm sau 72 giờ tự điều trị - ngay cả khi đã dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, và các biện pháp tập thể dục thích hợp - thì phải đến bác sĩ.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Kiểm tra hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang và xét nghiệm máu.

Điều trị

Dùng thuốc giảm đau (Acetaminophen, Aspirin và Ibuprofen) hoặc phẫu thuật.

Tổng quan


Đau lưng là vị trí đau hay gặp nhất, chỉ xếp sau đau đầu. Đau lưng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và tại bất cứ điểm nào trên cột sống. Vị trí đau phổ biến nhất ở thắt lưng cùng, vì đó là nơi hứng chịu phần lớn trọng lượng và áp lực. Chấn thương lưng là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng, có thể dẫn đến tàn phế.

Triệu chứng

Nếu cơn đau lưng không giảm sau 72 giờ tự điều trị - ngay cả khi đã dùng thuốc giảm đau, nghỉ ngơi, và các biện pháp tập thể dục thích hợp - thì phải đến bác sĩ.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Kiểm tra hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp X-quang và Xét nghiệm máu.

  • Phân tích nước tiểu (UA).

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), chụp tủy sống.

Điều trị

Điều trị đau lưng gồm:

  • Thuốc

  • Chườm nóng, lạnh và xoa bóp

  • Kích thích điện

  • Tập luyện và lý liệu pháp

  • Dùng thuốc giảm đau (Acetaminophen, Aspirin và Ibuprofen) hoặc phẫu thuật.

Đau lưng - Ảnh minh họa 1
Đau lưng - Ảnh minh họa 2
Đau lưng - Ảnh minh họa 3
Đau lưng - Ảnh minh họa 4

Nguyên nhân

Đau lưng là vị trí đau hay gặp nhất, chỉ xếp sau đau đầu. Đau lưng có thể xảy ra mà không có lý do rõ ràng và tại bất cứ điểm nào trên cột sống. Vị trí đau phổ biến nhất ở thắt lưng cùng, vì đó là nơi hứng chịu phần lớn trọng lượng và áp lực.

Chấn thương lưng là nguyên nhân phổ biến gây đau lưng, có thể dẫn đến tàn phế. Và mặc dù đau lưng hiếm khi đe dọa tới tính mạng, chi phí hàng năm cho giảm năng suất lao động, chi phí y tế và phúc lợi bồi thường cho người lao động là con số không nhỏ.

Mặc dù đau lưng rất hay gặp, nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa hầu hết những vấn đề ở lưng với các bước đơn giản như luyện tập và chọn những cách mới để ngồi và đứng. Cho dù bạn đã bị tổn thương ở lưng từ trước, bạn có thể học được các kỹ thuật nhằm giúp tránh được tổn thương tái phát.

Phòng ngừa

Ở lưng có một hệ thống xương, dây chằng, cơ và các rế dây thần kinh rất phong phú. Tất cả cùng làm việc để giữ thăng bằng và mang trọng lượng cơ thể.

Có vô số yếu tố góp phần gây đau lưng, gồm trương lực cơ kém, thừa cân đặc biệt là quanh bụng và nâng nặng hoặc sai tư thế. Ngoài ra, dáng vóc xấu và ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế làm tăng thêm áp lực cho lưng.

Những nguyên nhân gây đau lưng:

  • Căng cơ: Cơ, gân hoặc dây chằng bị căng hoặc khớp bị viêm có thể gây đau dọc cột sống.

  • Co thắt: Co thắt cơ là phản ứng phổ biến đối với tổn thương. Co thắt để bất động vùng đau và phòng ngừa tổn thương thêm.

  • Thoái hóa khớp: Thoái hoá khớp này gần như xảy ra ở tất cả những người > 60 tuổi. Quá tải, tổn thương và tuổi già có thể dần dần gây ra thoái hoá sụn, mô bảo vệ bao phủ bề mặt các khớp của đốt sống.

  • Đau thần kinh tọa: Đau có thể xảy ra ở chân do viêm hoặc chèn ép dây thần kinh ở thắt lưng.

  • Loãng xương: Bệnh gây xốp và giòn xương, dẫn đến xương yếu dần. Hậu quả có thể là gãy xẹp đốt sống gây đau. Người trên 50 tuổi, đặc biệt phụ nữ, dễ bị loãng xương.

  • Thoát vị đĩa đệm: Bệnh xuất hiện khi sự thoái hóa hoặc tình trạng căng quá mức khiến đĩa đệm bị vỡ. Đĩa đệm thường lồi ra và không đau. Thoát vị đĩa đệm trở nên đau khi lồi ra quá nhiều hoặc các mảnh vỡ của đĩa đệm rờ ra và chèn ép vào dây thần kinh lân cận.

  • Đau xơ cơ: Hội chứng mãn tính này gây đau nhức, nề và cứng ở các cơ và khớp nơi gân bám vào xương. Đau thường tăng sau khi bất động và cải thiện khi cử động.       

Điều trị

Để giữ lưng bình thường và khoẻ mạnh:

  • Tập luyện: Các hoạt động đều đặn không làm lưng bị căng và xóc có thể làm tăng sức mạnh và sức bền của vùng thắt lưng, cho phép cơ hoạt động tốt hơn. Những bài tập này có thể gồm đi bộ, bơi, đạp xe. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoạt động nào là tốt nhất với bạn.

  • Tăng sức mạnh và sự mềm dẻo của cơ: Bình thường các cơ vùng bụng và lưng phối hợp hoạt động với nhau như một chiếc áo giáp tự nhiên cho lưng. Sự mềm dẻo ở háng và đùi giúp xương chậu thẳng trục, cải thiện cảm nhận ở vùng lưng. Thường xuyên tập một số bài tập đơn giản có thể giúp nâng đỡ và giữ thẳng lưng.

Ngoài ra, sử dụng các cơ chế cơ học hợp lý trong hoạt động hằng ngày:

  • Đứng đúng cách: Giữ xương chậu ở tư thế trung gian. Nếu phải đứng lâu, nên đổi chân đặt trên một cái ghế thấp để giảm tải phần nào cho vùng thắt lưng.

  • Ngồi đúng cách: Chọn ghế nâng đỡ tốt vùng thắt lưng hoặc đặt một cái gối hoặc khăn tắm cuộn tròn vào chỗ eo lưng để giữ đường cong bình thường của lưng. Giữ gối và hông ngang bằng.

  • Nâng đúng cách: Để chân làm việc. Di chuyển lên và xuống thẳng. Giữ thẳng lưng và chỉ gấp ở gối. Giữ vật nặng sát cơ thể. Tránh vừa nâng vừa vặn người.

  • Ngủ đúng cách: Nằm trên đệm cứng. Dùng gối để đỡ, nhưng tránh dùng gối khiến cổ bị ngửa quá nhiều.