Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu

31/08/2021
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu

Thai nhi quay đầu về phía âm đạo vào tam cá nguyệt thứ ba sẽ giúp hành trình chào đời trở nên dễ dàng hơn. Nếu không, cả mẹ lẫn con đều có thể gặp nguy hiểm.

1. Thai Nhi quay đầu nghĩa là gì?

Vị trí đúng của thai nhi là đầu bé hướng xuống âm đạo còn mặt và thân trước của cơ thể úp vào lưng người mẹ. Cột sống thai nhi sẽ đối diện với bụng của bạn. Theo chiều này thì khi sinh thường, em bé có thể chào đời với tư thế úp mặt xuống.

2. Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Tư thế thuận lợi nhất để thai nhi dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ là đầu hướng xuống phía xương chậu, quay gáy về phía bụng mẹ. Tuy nhiên, đến tuần thứ 30 của thai kỳ, vẫn có khoảng 25% thai nhi “ngoan cố” giữ nguyên tư thế mông hướng về tử cung mẹ. Thậm chí, tới tuần thai 36, vẫn có 6% trường hợp thai nhi không quay đầu và khoảng 3% trường hợp như vậy ở tuần 40.

Ngôi thai ngược là những trường hợp thai nhi đưa mông về phía tử cung của mẹ bầu được gọi là ngôi thai ngược. Với những trường hợp ngôi thai ngược, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ.

Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Thời gian thai nhi quay đầu còn tùy thuộc vào số lần mẹ mang thai. Chẳng hạn, với những mẹ mang thai lần đầu, thời gian trung bình để thai nhi quay đầu là tuần thai 34-35. Tuy nhiên, với những mẹ Mang thai lần 2, thai nhi có thể chờ đến tuần 36-37 mới chịu quay đầu. Những trường hợp thai nhi quay đầu sớm có thể diễn ra vào tuần thai 28.

3. Cách giúp thai nhi quay đầu

Nếu hiện tượng thai nhi quay đầu không được thực hiện vào tuần thứ 36, bạn có thể làm theo một số gợi ý được nêu dưới đây kèm theo lời khuyên của bác sĩ:

  • Ngồi trên một quả bóng mềm thường dùng để tập thể dục thay vì dùng ghế
  • Quỳ bằng tứ chi theo tư thế em bé tập bò, sau đó rướn người lên xuống trong vài phút. Bạn có thể thực hiện điều này một vài lần mỗi ngày để giúp em bé dễ dàng xoay đầu xuống
  • Đi bộ ít nhất 20 phút mỗi ngày. Hoạt động tích cực tạo ra chuyển động trong khung xương chậu của mẹ bầu, kích thích thai nhi quay đầu xuống dưới
  • Khi ngồi trên ghế, bạn không để đầu gối cao hơn hông
  • Nếu công việc đòi hỏi bạn ngồi nhiều, hãy nghỉ giải lao thường xuyên và di chuyển xung quanh phòng
  • Quỳ trên một chiếc nệm hoặc giường có độ cao thấp. Hai tay chạm xuống sàn và cúi đầu xuống, giữ thẳng lưng đồng thời nâng mông lên cao. Giữ vị trí này trong vài giây rồi bắt đầu ngồi dậy
  • Tránh đặt chân lên cao trong khi nằm ngửa. Điều này sẽ khiến em bé xoay tư thế sai, từ đó kéo dài quá trình chuyển dạ và gây đau lưng dữ dội khi sinh con
  • Ngoài ra, mẹ bầu nên ngủ nghiêng về bên trái thay vì nằm ngửa
  • Vào tam cá nguyệt thứ ba, em bé sẽ bắt đầu phản ứng với tiếng ồn từ bên ngoài. Do đó, điều bạn cần làm là chơi một vài bản nhạc êm dịu, đặt tai nghe ở vùng xương chậu dưới. Con yêu sẽ nghe thấy rồi dần di chuyển xuống nơi phát ra tiếng động.

Nhiều người cho rằng, khi mẹ bầu nằm ngửa, thai nhi khó có thể quay đầu về phía hông. Chỉ khi mẹ nằm nghiêng, bé mới có thể xoay người. Chưa có nghiên cứu chính thức về vấn đề này, nhưng so với nằm ngửa, nằm nghiêng cũng mang lại lợi ích nhiều hơn, bầu nhỉ!