Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Bệnh giang mai bao lâu thì phát bệnh

24/09/2021
Bệnh giang mai bao lâu thì phát bệnh

Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường tình dục đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Ngoài tổn thương nội tạng như gan, tim... xoắn khuẩn giang mai tác động xấu đến da, niêm mạc, mắt, gây bại liệt toàn thân.

1. Bệnh Giang mai là gì?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây nên. Xoắn khuẩn Giang mai thường có nhiều trong các tổn thương như: mảng niêm mạc, hạch, gây Bại liệt toàn thân.... Do vậy bệnh rất dễ lây lan. Bệnh lây truyền mạnh nhất là thời kỳ ủ bệnh khi các thương tổn da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.

Các con đường lây nhiễm bệnh giang mai gồm:

  • Bệnh chủ yếu lây truyền qua quan hệ Tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn xâm nhập qua niêm mạc của bộ phận sinh dục bị xây xát khi quan hệ Tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ, sau đó đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể.
  • Bệnh giang mai có thể lây do truyền máu.
  • Đối với phụ nữ mang thai, xoắn khuẩn giang mai có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ bào thai từ tháng thứ 4 trở đi, do xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập máu thai Nhi qua dây rốn. Hậu quả khiến Thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ gầy gò, da nhăn nheo như ông già, bụng to, gan và lách to,...

Nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn nếu bạn bị nhiễm HIV. Một lần bị giang mai không giúp cơ thể miễn dịch với bệnh và người bệnh vẫn có thể mắc bệnh lại. Bệnh giang mai có thể lây truyền trong hai giai đoạn đầu của bệnh.

Bệnh giang mai bao lâu thì phát bệnh - ảnh 1
Bệnh giang mai lây truyền mạnh nhất là thời kỳ ủ bệnh

2. Thời gian ủ bệnh giang mai kéo dài trong bao lâu?

Có không ít người thắc mắc bệnh giang mai bao lâu thì phát bệnh cũng như các vấn đề xung quanh căn bệnh giang mai về thời điểm biểu hiện của từng giai đoạn khác nhau.

Thông thường, bất cứ bệnh nào cũng cần thời gian để tác nhân gây bệnh làm quen với môi trường và bắt đầu hoạt động. Bệnh giang mai cũng vậy, tuy nhiên khoảng thời gian này kéo dài hơn so với những căn bệnh thông thường.

Nếu không được điều trị bệnh sớm, bạn sẽ phải trải qua ba giai đoạn chính của bệnh. Ở mỗi giai đoạn, các biểu hiện, triệu chứng và mức độ nghiêm trọng là hoàn toàn khác nhau. Sau một khoảng thời gian, các triệu chứng tự động biến mất và người bệnh lại bước vào thời gian ủ bệnh giang mai.

2.1. Thời gian ủ bệnh của giai đoạn đầu tiên

Trong đó, giai đoạn đầu tiên, trung bình khoảng thời gian ủ bệnh chúng sẽ kéo dài khoảng từ 10 - 90 ngày. Độ dài ngắn của thời gian ủ bệnh của mỗi người không giống nhau. Chúng phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố ảnh hưởng.

Đối với bệnh nhân có sức khỏe kém, xoắn khuẩn mất ít thời gian hơn để tấn công vào cơ thể. Chỉ sau khoảng từ 10 - 15 ngày, họ có thể thực sự nhiễm bệnh, các triệu chứng bắt đầu biểu hiện ra bên ngoài. Trong khi đó, bệnh nhân có sức đề kháng tốt thì thời gian ủ bệnh giang mai kéo dài khá lâu.

2.2. Thời gian ủ bệnh của giai đoạn thứ 2

Như đã phân tích ở trên, sau mỗi giai đoạn, các triệu chứng biến mất khiến bệnh nhân chủ quan, không để tâm. Trên thực tế, xoắn khuẩn vẫn âm thầm phát triển và có nhiều diễn biến phức tạp hơn. Khi kết thúc thời gian ủ bệnh, các triệu chứng mới bắt đầu hình thành. Chúng thường xảy ra sau khi giai đoạn đầu kết thúc khoảng 4 tuần đến 10 tuần.

2.3. Thời gian ủ bệnh của giai đoạn thứ 3

Có lẽ, khoảng thời gian tiềm ẩn của bệnh giang mai kéo dài hơn cả. Bệnh nhân sẽ không bước vào giai đoạn cuối ngay lập tức. Xoắn khuẩn âm thầm phát triển, mất khoảng vài năm, hoặc vài chục năm sau đó, các triệu chứng của giai đoạn cuối mới hình thành. Sau thời gian ủ bệnh giang mai, lúc này các biểu hiện rất rõ ràng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bệnh nhân.

Không những vậy, họ còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, có những bệnh nhân bị đe dọa tới tính mạng nếu không có cách xử lý kịp thời.

3. Điều trị và phòng ngừa bệnh giang mai

3.1. Điều trị bệnh giang mai

Để điều trị bệnh giang mai, bác sĩ sẽ dùng phương pháp điều trị bằng kháng sinh phù hợp. Tùy theo từng giai đoạn mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị khác nhau:

  • Giai đoạn một của bệnh giang mai dễ chữa trị nhất và được chữa bằng cách tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh.
  • Nếu bạn ở giai đoạn 2 và 3, bạn cần dùng kháng sinh với thời gian dài hơn.
  • Bác sĩ thường xuyên Xét nghiệm máu khi điều trị để đảm bảo đã hoàn toàn khỏi bệnh.

3.2 Phòng ngừa bệnh giang mai

Mỗi người có thể kiểm soát và phòng ngừa bệnh giang mai nếu lưu ý những điều sau đây:

  • Cách tốt nhất để ngăn ngừa giang mai là quan hệ tình dục an toàn. Đối với các nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao, nên đến bệnh viện để tầm soát giang mai, hoa liễu.
  • Không được tự ý ngừng uống thuốc hoặc tự ý thay đổi liều dùng dù có cảm thấy khỏe hơn cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Báo cho bác sĩ khi nghi ngờ mình bị giang mai nếu đang mang thai. Lây nhiễm bệnh giang mai cho thai nhi là rất nguy hiểm.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên để tránh lây truyền bệnh.
  • Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn như dùng bao cao su; xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng.
  • Báo cho bạn tình biết về việc điều trị giang mai để họ đi kiểm tra.
  • Tránh quan hệ ít nhất 2 tuần sau khi chữa trị hoặc cho đến khi bác sĩ cho phép.
  • Kiểm tra sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng.

4. Cách phát hiện bệnh giang mai sớm

Sau khi tìm hiểu về thời gian ủ bệnh giang mai, chắc hẳn mỗi người đều hiểu được tầm nghiêm trọng có chúng. Vậy làm thế nào để có thể biết mình đang mắc bệnh giang mai?

Để phát hiện bệnh sớm, cách tốt nhất bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện những xét nghiệm có liên quan. Hiện nay, phương pháp phát hiện bệnh đơn giản và hiệu quả nhất đó là Xét nghiệm máu.