Mục lục:

Hở van hai lá là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Điều trị hở van hai lá tùy vào mức độ nặng tiến triển hoặc tới khi người bệnh có triệu chứng. Đối với hở van hai lá nhẹ, thường không cần điều trị. Mổ hở, sửa van hay thay van đối với hở van hai lá rất nặng; nếu không điều trị kịp thời có thể gây suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Triệu chứng Hở van hai lá

Hở van hai lá diễn tiến nhiều năm mà vẫn không có triệu chứng gì. Các dấu hiệu và triệu chứng:

tùy vào mức độ hở và diễn tiến bệnh, có thể có các triệu chứng sau:

  • Âm thổi bất thường khi nghe tim
  • Khó thở khi hoạt động thể lực hoặc khi nằm
  • Mệt mỏi
  • Hồi hộp do nhịp tim nhanh, đập mạnh
  • Phù Mắt cá hoặc phù chân

Hở van hai lá thường mức độ nhẹ và tiến triển chậm đến mức người bệnh gần như không để ý đến. Thường người bệnh sẽ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe hoặc có khi đột ngột có triệu chứng nặng.

Hở van hai lá là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị - ảnh 1
Khó thở khi hoạt động thể lực hoặc khi nằm là một trong những triệu chứng của hở van 2 lá

2. Khi nào cần khám đi khám?

Khi Bác sỹ nghe tim bằng ống nghe phát hiện tiếng thổi bất thường, người bệnh sẽ được tư vấn gặp bác sĩ Tim mạch để thực hiện siêu âm tim. Nếu triệu chứng xảy ra do hở van tim hoặc vấn đề về tim khác, nên gặp Bác sỹ ngay.

3. Nguyên nhân hở van hai lá

  • Sa van hai lá
  • Tổn thương cột cơ
  • Hậu thấp
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
  • Nhồi máu cơ tim
  • Bệnh cơ tim dãn nở
  • Chấn thương
  • Hở van tim bẩm sinh
  • Do thuốc: những thuốc chứa Ergotamine dùng để trị đau đầu Migraine,...
  • Sau xạ trị
  • Rung nhĩ

Yếu tố tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ của Hở van hai lá do thoái hóa.

4. Biến chứng

Suy tim: Khi tim không bơm đủ máu khi cơ thể cần, máu chảy ngược lại do van đóng không kín, buồng tim trái giãn to và không điều trị kịp thời sẽ trở nên suy yếu dần., tăng áp phổi, dịch ứ đọng, ảnh hưởng tim phải.

Rung nhĩ: Lớn tâm nhĩ trái đến một mức độ nào đó sẽ sinh loạn nhịp, không đều. Rung nhĩ dễ tạo cục máu đông trong buồng tim và nếu cục máu đông di chuyển đến các bộ phận khác sẽ gây vấn đề nghiêm trọng như đột quỵ,...

Tăng áp phổi: Không điều trị hở van hai lá hoặc điều trị không đúng có thể ảnh hưởng mạch máu phổi, tăng áp lực nhĩ trái, dần dần tăng áp phổi, gây suy tim phải.

5. Chẩn đoán

Ngoài việc khai thác bệnh sử và tiền sử gia đình, bác sĩ sẽ nghe tim bằng ống nghe và được chỉ định các Xét nghiệm sau:

  • Siêu âm tim
  • Điện tâm đồ
  • X quang ngực thẳng
  • MRI tim: Test này có giá trị đánh giá lưu lượng, kích thước, và chức năng thất trái
  • CT: Tại các nước phát triển việc triển khai sửa van hai lá bằng robot trước đó bệnh nhân được Chụp CT ngực, bụng, chậu để xem xét có phù hợp thực hiện cuộc mổ không.
  • Nghiệm pháp gắng sức: Đo mức độ gắng sức và đáp ứng của tim với hoạt động thể lực. Nếu người bệnh không thể gắng sức, điều trị bằng thuốc để giảm tối thiểu ảnh hưởng của thể lực đến tim.
  • Thông tim: Không thường được dùng để chẩn đoán hở van hai lá. Dùng để đo áp lực trong các buồng tim.
Hở van hai lá là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị - ảnh 2
Siêu âm tim là một trong nhiều phương pháp chẩn đoán hở van tim

6. Điều trị hở van hai lá

Nội khoa
  • Lợi tiểu: Giảm ứ dịch ở phổi, ở chân, tương ứng độ hở van.
  • Nếu có Rung nhĩ cần dùng thuốc để hạn chế cục máu đông
  • Thuốc hạ áp: Tăng huyết áp làm cho tình trạng hở van hai lá tệ hơn, BS sẽ kê toa thuốc.
Can thiệp/phẫu thuật

Vấn đề sửa van hay thay van, thậm chí nếu người bệnh chưa có triệu chứng, cần thiết nếu dự phòng được biến chứng và cải thiện tiên lượng. Nếu người bệnh cần mổ một bệnh tim khác thì bác sĩ sẽ sửa hoặc thay luôn van hai lá nếu có hở van hai lá nặng đi kèm.

Mổ van hai lá chỉ cần rạch 1 vết cắt ở ngực, mổ tim hở không xâm lấn.

Vài trung tâm sẽ phẫu thuật tim bằng robot, phẫu thuật viên sẽ nhìn thấy quả tim được dựng 3D, hình ảnh rõ nét và dùng cánh tay robot thực hiện các động tác phức tạp trong mổ tim hở.

Bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh nên sửa van hay thay van tùy vào tình trạng của mỗi người; đồng thời bác six cũng đánh giá người bệnh có nên phẫu thuật ít xâm lấn hay cần mổ tim hở.

Nếu van tim của người bệnh có thể bảo tồn được và chức năng tim còn tốt, BS sẽ khuyên sửa van, tuy nhiên, nếu không thể sửa van, vấn đề thay van cần đặt ra.

Sửa van hai lá

Kỹ thuật sửa lá van, thay dây chằng, hoặc cắt bớt mô van dư thừa để lá van đóng kín lại.

Ngoài ra các nhà Tim mạch can thiệp có thể dùng 1 hệ thống dây dẫn đi từ động mạch bẹn mang theo “clip” để tạo hình lại van hai lá bị hở nặng.

Thay van hai lá

Nếu không thể sửa van, vấn đề thay van được đặt ra. Phẫu thuật viên sẽ cắt bỏ van bị bệnh và thay bằng van cơ học hoặc van sinh học. Van sinh học sẽ thoái hóa theo thời gian và cần phải thay tiếp. Van cơ học thì cần uống thuốc kháng đông suốt đời để tránh kẹt van.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung