1. Bệnh Sởi là gì?
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với các triệu chứng sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho, mắt đỏ... bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh, có thể gây thành dịch. Bệnh sởi tuy ít gây tử vong nhưng biến chứng có thể gặp là: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô Loét giác mạc mắt và đôi khi viêm Não sau sởi, đặc biệt ở trẻ em suy dinh dưỡng...
2. Nguyên nhân bệnh sởi
Lây qua đường hô hấp.
- Lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyến…
- Lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị diệt ở ngoại cảnh.
Bệnh sởi gây ra do siêu vi sởi. Bệnh này hay lây đến nỗi 90% những người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ bị lây sởi nếu chưa chích ngừa. Siêu vi sởi có ở mũi và cổ họng của bệnh nhân.
Họ thường đã có thể lây bệnh cho người khác 4 ngày trước khi vết đỏ xuất hiện. Khi bệnh nhân ho, hắt xì, hay nói chuyện, những giọt nước nhỏ xíu có chứa siêu vi sẽ bắn ra không khí và người khác có thể hít vào hoặc những giọt này có thể rơi xuống một nơi nào đó nhưmặt bàn, điện thoại…Khi ta sờ vào những nơi này và đưa tay lên mũi hay miệng, ta sẽ bị lây bệnh
Một khi siêu vi sởi vào cơthể bệnh nhân, chúng thường mọc vào trong những tế bào đằng sau cổ họng và phổi. Sau đó bệnh sẽ lan khắp cơthể kể cả hệ hô hấp và da.
Mầm bệnh:
Là virus sởi thuốc họ Paramyxoviridae, virus hình cầu, đường kính 120 – 250nm, sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt với các thuốc khử trùng thông thường, ánh sáng mặt trời, sức nóng… Ở nhiệt độ 56 độ C bị diệt trong 30 phút.
Virus sởi có hai kháng nguyên
- Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin).
- Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin)
Khi virus vào trong cơ thể bệnh nhân sẽ kích thích sinh kháng thể. Bằng kĩ thuật kết hợp bổ thể và kĩ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu… giúp cho chẩn đoán bệnh.
Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2 – 3 sau khi mọc ban và tốn tại lâu dài. Miễn dịch trong sở là miễn dịch bền vững.
3. Triệu chứng của bệnh sởi
Khi mắc sởi, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày, sau đó bệnh mới phát tán thành các biểu hiện bệnh cụ thể. Những dấu hiệu của bệnh sởi bao gồm:
- Mắt đỏ là dấu hiệu của viêm võng mạc, mắt không chịu được ánh sáng, có hiện tượng Sốt nhẹ kèm theo ho khan, Ho không có đờm xuất hiện và kéo dài liên tục, chảy nước mũi...Bên trong khoang miệng, gần gò má sẽ có xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên đó là các nốt sần trắng xanh.
- Đến giai đoạn phát ban, bệnh sởi đã bắt đầu lan nhanh ra bên ngoài bằng những mảng ban to và nổi cộm lên bề mặt da tại vùng mặt, cổ cánh tay, đùi....và lan dần xuống chân.
- Trong giai đoạn người bệnh phát ban, những vết ban sẽ lan ra rất nhanh kèm theo các triệu chứng như Sốt cao có khi lên đến 104 độ F. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu và mệt mỏi.
4. Bệnh sởi lây lan như thế nào?
Bệnh sởi có thể lây lan qua những con đường sau:
- Bệnh sởi lây qua đường hô hấp.
- Bệnh sởi lây trực tiếp khi bệnh nhân ho, hắt hơi, nói chuyện...
- Bệnh sởi lây gián tiếp ít gặp vì virus sởi dễ bị tiêu diệt ở ngoại cảnh.
Cụ thể, virus sởi tồn tại trong hàng triệu hạt nước bọt li ti từ khoang mũi và khoang miệng của người bệnh mỗi khi họ Ho hoặc hắt hơi. Chúng ta có thể dễ dàng lây nhiễm sởi khi tiếp xúc với các hạt nước bọt này. Nguy cơ nhiễm bệnh cũng xảy ra nếu để tay tiếp xúc trực tiếp với một bề mặt đã chứa nhiều virus sởi rồi sau đó đưa tay lên miệng hoặc mũi. Virus sởi có thể tồn tại được trong môi trường trong vòng khoảng vài giờ đồng hồ. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sởi sẽ nhanh chóng sinh sôi trong vòm họng và phổi trước khi lây lan ra toàn bộ cơ thể.
Những người mắc bệnh sởi có khả năng lây bệnh qua cho người khác từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên cho đến thời điểm 4 ngày sau khi vết ban đầu tiên xuất hiện. Do đó, người mắc bệnh sởi cần tránh những nơi công cộng như trường học, cơ quan... trong vòng ít nhất là 4 ngày tính từ thời điểm vết ban đầu tiên xuất hiện nhằm mục đích tránh Truyền nhiễm bệnh cho người khác.
5. Những ai có khả năng mắc bệnh sởi
- Tỷ lệ thụ bệnh 100% ở người chưa có miễn dịch. Lây truyền mạnh trong những tập thể chưa có miễn dịch (nhà trẻ, mẫu giáo…).
- Hay gặp ở trẻ nhỏ 1 – 4 tuổi. Trẻ dưới 6 tháng ít mắc vì có miễn dịch của mẹ.
- Người lớn rất ít mắc bệnh vì đã bị mắc từ bé. Người lớn nếu mắc bệnh thường là những người ở vùng cao, hẻo lánh, đao xa… từ nhỏ chưa tiếp xúc với virus sởi.
- Bệnh thường phát vào mùa đông xuân.
- Miễn dịch sau khi khỏi bệnh là bền vững vì vậy rất hiếm khi mắc lại lần thức hai.
- Là bệnh gây suy giảm miễn dịch nên bệnh nhân dễ mắc bệnh khác.
- Tỷ lệ tử vong cao: 0,02% ở các nước tiên tiến. 0,3 – 0,7% ở các nước đang phát triển.
- Hiện nay nhờ có vacxin sởi được tiêm phòng rộng rãi nên tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đã giảm nhiều. Đây là bệnh nằm trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” ở nước ta.
6. Các cách phòng tránh bệnh sởi
Để bệnh sởi không còn là nỗi lo, chúng ta nên có sự chuẩn bị tốt nhất để trẻ nhỏ tăng cường hệ miễn dịch bằng các cách phòng bệnh như sau:
- Trẻ nhỏ cần được đưa đi tiêm vacxin phòng bệnh sởi sớm nhất có thể. Khi trẻ một tuổi, cần phải cho bé đi tiêm hai mũi vacxin phòng sởi.
- Khi bé chưa đủ tuổi được tiêm vacxin, cần cho bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt.vì trong sữa mẹ có kháng thể chống bệnh sởi.
- Vệ sinh thân thể thường xuyên cho các bé, nhất là việc vệ sinh răng miệng, đường hô hấp. Chú ý giữ cho bé luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh sởi.
- Tăng cường bổ sung các vitamin, rau quả xanh để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Khi nghi ngờ trẻ có các biểu hiện mắc bệnh sởi, phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị.
Qua bài viết trên: Để có thể hạn chế được những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, phụ huynh nên nhanh chóng đưa con em đi khám ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh. Đồng thời, các bậc cha mẹ cần chú trọng phòng ngừa sởi bằng những phương pháp cần thiết để các bé luôn khỏe mạnh.