1. Tắc vòi trứng là bệnh gì?
Vòi trứng là ống dẫn noãn từ buồng trứng tới tử cung. Chiều dài vòi trứng khoảng 10cm, chia thành 4 đoạn: Đoạn kẽ, đoạn eo, đoạn bóng và đoạn loa vòi trứng. Mỗi đoạn có chức năng khác nhau. Hai vòi trứng ở hai bên tử cung tạo đường đi và hỗ trợ trứng di chuyển dễ dàng hơn. Tắc vòi trứng xảy ra khi vòi trứng bị chít hẹp, khiến trứng không thể di chuyển xuống tử cung để gặp tinh trùng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai. Khi vòi trứng bị tắc có thể dẫn đến trường hợp thai ngoài tử cung ( tắc không hoàn toàn), hiếm muộn hoặc Vô sinh ( tắc hoàn toàn ).
Những nguyên nhân gây tắc vòi trứng bao gồm: Viêm nhiễm phần phụ, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, nạo Phá thai nhiều lần hoặc do dị tật bẩm sinh...
2. Tắc vòi trứng có thể có thai được không?
Để có thể Mang thai khi bị tắc vòi trứng, tùy vào trình trạng bệnh, bạn sẽ được bác sĩ Sản phụ khoa tư vấn một trong những biện pháp sau:
Nội khoa: Trường hợp tắc vòi trứng nhẹ do viêm vòi trứng bạn có thể điều trị nội khoa bằng các thuốc tiêu viêm.
Ngoại khoa: Trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sản Phụ khoa sẽ tư vấn cho bạn một trong những biện pháp ngoại khoa như:
- Thông tắc vòi trứng bằng bơm hơi;
- Phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng: Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ đặt dụng cụ nội soi vào buồng tử cung và dùng dụng cụ chuyên khoa vào vòi trứng, đẩy chất gây tắc ra bên ngoài, tách những chỗ bị dính;
- Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng: Trường hợp vòi trứng bị tắc ở một đoạn và không thể thông được, bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn tắc, sau đó nối hai đoạn không tắc với nhau;
- Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng: Khi các biện pháp thông vòi trứng không hiệu quả, không còn hi vọng thụ thai tự nhiên, bạn sẽ được bác sĩ khuyên cắt ống dẫn trứng để thực hiện Thụ tinh nhân tạo đạt tỉ lệ thành công cao.
Các biện pháp phẫu thuật thông tắc vòi trứng khá phổ biến, tuy nhiên không đảm bảo thành công 100% vì vòi trứng rất nhỏ, dụng cụ khó có thể thông những đoạn bị dính tắc lâu ngày. Do đó, bạn nên khám và thực hiện điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa phụ sản uy tín, bác sĩ có tay nghề cao. Trường hợp phẫu thuật thông vòi trứng thất bại thì bắt buộc chuyển sang phương pháp Thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Làm thế nào để phòng tránh tắc vòi trứng?
Để kiểm soát và hạn chế tối đa nguy cơ bị tắc vòi trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chị em phụ nữ nên thực hiện các biện pháp như:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, đặc biệt vào những ngày hành khi, trước và sau khi quan hệ.
- Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời và có biện pháp chữa trị sớm nếu bị bệnh.
- Quan hệ Tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng.
- Lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi phẫu thuật phụ khoa để đảm bảo tỷ lệ thành công cao nhất.
- Tăng cường rèn luyện sức khỏe, nghỉ ngơi đầy đủ. bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Trường hợp bị tắc vòi trứng không có nghĩa là không thể mang thai, phụ nữ bị tắc vòi trứng hoàn toàn có thể sinh con nhờ vào những phương pháp y học hiện đại trong điều trị vô sinh hiếm muộn hiện nay tại các trung tâm y tế uy tín.
Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Đức Phúc là địa chỉ y tế hàng đầu về hỗ trợ sinh sản nói chung và điều trị vô sinh hiếm muộn nói riêng với tỷ lệ Mang thai lâm sàng luôn đạt trên 80%. Trung tâm áp dụng những phương pháp hỗ trợ sinh sản tiên tiến nhất trên thế giới, đó là:
- Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI);
- Thụ tinh ống nghiệm (IVF);
- Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI);
- Hỗ trợ phôi thoát màng;
- Chuyển phôi giai đoạn phôi nang (Blastocyst transfer – chuyển phôi ngày 5);
- Trữ lạnh phôi, noãn và tinh trùng;
- Cho nhận noãn, tinh trùng và phôi;
- Kỹ thuật vô sinh nam: Thủ thuật hút tinh trùng từ mào tinh ( PESA ), Thủ thuật hút tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu thuật ( MESA ),...
Bên cạnh đó, IVF Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Đức Phúc quy tụ đội ngũ bác sĩ là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn.