Lồng ruột trẻ em là gì/ Nguyên nhân và Cách điều trị

Lồng ruột là một tình trạng cấp cứu nghiêm trọng trong đó một phần của ruột chui vào một phần liền kề của nó. Khối lồng này thường chặn thức ăn đi qua và làm thắt nghẹt mạch máu có thể dẫn đến hoại tử, thủng ruột.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Lồng ruột là gì?

Lồng ruột là nguyên nhân phổ biến nhất của tắc nghẽn đường ruột ở trẻ em, thường từ 3 tháng đến 6 tháng, hầu hết dưới 1 tuổi, thường gặp ở bé trai hơn bé gái 2-3 lần. ở những bé có cấu tạo ruột bất thường và/hoặc đã từng bị Lồng ruột sẽ có nguy cơ cao hơn những bé khác. Hầu hết các trường hợp đều không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng của lồng ruột:

Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với đau quặn cơn ổ bụng, bé ưỡn người, xoắn vặn, khi đau bệnh Nhi có thể co gối lên ngực. Đau có tính chất cơn. Mỗi cơn kéo dà 5-15 phút. Tần suất cơn đau ngày càng tăng dần.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể đi phân nhầy máu, nôn ói, sờ thấy được khối vùng bụng, thường sờ được ngoài cơn đau, một số có sốt. Dĩ nhiên, không phải tất cả bệnh Nhi đều có đầy đủ các biểu hiện trên. Đôi khi, chỉ có dấu hiệu duy nhất là quấy khóc do đau.

Khi bệnh nhân đã có biến chứng hoại tử, thủng ruột sẽ có hiện tượng Viêm phúc mạc với đau bụng dữ dội, bụng cứng hoặc đề kháng với tình trạng nhiễm trùng rõ.

Lồng ruột trẻ em là gì/ Nguyên nhân và Cách điều trị - ảnh 1
Hình ảnh lồng ruột

2. Chẩn đoán lồng ruột qua các biện pháp chiếu/chụp

X-quang bụng không chuẩn bị có thể xác định tình trạng tắc ruột. Khi tắc ruột xảy ra ở những bệnh nhi nhỏ tuổi, đầu tiên nên nghi ngờ lồng ruột.

Siêu âm: là Phương tiện chẩn đoán thông thường nhất, có thể cho hình ảnh điểu hình của lồng ruột, hình ảnh “củ hành” và cũng có thể cho hình ảnh tắc ruột.

Trong một số trường hợp có thể Chụp CT scan ổ bụng hay chụp đại tràng có bơm thuốc.

3. Điều trị lồng ruột bằng phương pháp tháo lồng bằng hơi Lồng ruột trẻ em là gì/ Nguyên nhân và Cách điều trị - ảnh 2

Đưa trẻ đến viện sớm trong 24 giờ đầu để được điều trị kịp thời

Ở Việt Nam tháo lồng bằng khí được tiến hành 1964. Nếu bệnh nhân lồng ruột đến sớm trong 24 giờ đầu, phương pháp này có thể áp dụng với 90% các trường hợp.Bác sĩ sẽ tiến hành đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Dưới hướng dẫn của máy X- quang tại chỗ, các bác sĩ sẽ bơm hơi từ từ vào ruột già với một áp lực vừa phải cho tới khi khối ruột đang lồng vào nhau được tháo ra hoàn toàn. Nếu trẻ được đưa đến bệnh viện quá muộn (sau 6 giờ bị lồng ruột) thì thường phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng.

Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung