Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Các biện pháp chẩn đoán sớm tình trạng dậy thì sớm ở trẻ

15/12/2020
Các biện pháp chẩn đoán sớm tình trạng dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm ngày càng hay gặp trong cuộc sống hiện đại, dậy thì sớm mang đến những thay đổi về thể chất, tâm lý cho trẻ, gây nên những lo lắng, hoang mang cho trẻ và bố mẹ. Việc chẩn đoán sớm tình trạng dậy thì sớm là hết sức quan trọng.

1. Dậy thì sớm là gì?

Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi thành người trưởng thành (dậy thì) quá sớm. Khi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai, nó được coi là dậy thì sớm.

Tuổi dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng và kích thước cơ thể và phát triển khả năng sinh sản của cơ thể.

Dậy thì sớm gồm 2 loại:

  • Dậy thì sớm trung ương: Do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục.
  • Dậy thì sớm sớm ngoại vi: Các hormon steroid sinh dục tăng cao do bệnh lý tuyến sinh dục hay thượng thận..

Dậy thì sớm gây ra những ảnh hưởng về thể chất và tâm sinh lý của trẻ như: Hạn chế phát triển chiều cao sau này, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho trẻ, nguy cơ quan hệ Tình dục sớm và các hậu quả của nó...

Dậy thì sớm đa số là do sự trưởng thành trước thời hạn, tuy nhiên có một số nguyên nhân là do bệnh lý gây ra như các bệnh lý Nội tiết (U tuyến yên, u tuyến giáp, bệnh lý tuyến thượng thận, u buồng trứng, u tinh hoàn...)

2. Các biện pháp chẩn đoán tình trạng dậy thì sớm ở trẻ

Để xác tình trạng dậy thì sớm của trẻ cần xác định rõ 2 vấn đề:

  • Thứ 1 trẻ đang có các biểu hiện dậy thì (Về biểu hiện bên ngoài và các Xét nghiệm sinh hóa)
  • Thứ 2 xác định tình trạng dậy thì sớm là do nguyên nhân gì (Chỉ là tình trạng phát triển sớm hay là có bệnh lý).

2.1. Các biểu hiện bên ngoài

Các biểu hiện bên ngoài là biện pháp đầu tiên, giúp cho bố mẹ hoặc bác sĩ nghi ngờ tình trạng dậy thì sớm, từ đó có các biện pháp chẩn đoán sâu hơn.Nếu bé trai dưới 9 tuổi và bé gái dưới 8 tuổi có các biểu hiện như sau thì cần nghi ngờ tình trạng dậy thì sớm.

Các biểu hiện điển hình của dậy thì sớm chung của 2 giới như: Sự tăng nhanh chiều cao và cân nặng, vỡ giọng, mụn trứng cá, mọc lông ở mu, nách..Ngoài ra có những biểu hiện đặc thù khác nhau ở bé trai và bé gái.

  • Đối với bé trai các biểu hiện hay gặp như: Bộ phận sinh dục phát triển, xuất tinh lần đầu
  • Đối với bé gái: Ngực phát triển, bộ phận sinh dục phát triển, có kinh nguyệt lần đầu.

2.2. Xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu

Mục đích của các xét nghiệm này là đo nồng độ các hormon sinh dục trong cơ thể của trẻ, từ đó xác định có hay không tình trạng tăng các hormon sinh dục như: FSH, LH, Testosteron, Estrogen..

Ngoài ra xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu còn giúp tiến hành các nghiệm pháp để chẩn đoán xác định dậy thì sớm và định hướng nguyên nhân dậy thì sớm, một trong những nghiệm pháp được sử dụng nhiều nhất là nghiệm pháp LHRH hay còn gọi là test GnRH, đánh giá đáp ứng của hormon LH và FSH sau khi tiêm LHRH, giá trị LH tăng cao và đỉnh tiết LH cao hơn đỉnh tiết FSH cho phép chẩn đoán xác định dậy thì sớm trung ương.

2.3. Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh

Trong khi hơn 80% bé gái dậy thì sớm là do sự phát triển sớm, thì có đến khoảng 70% bé trai dậy thì sớm là do các nguyên nhân bệnh lý, đặc biệt hay gặp là các u não, u tuyến thượng thận, u tinh hoàn... Nên việc chẩn đoán các nguyên nhân hết sức quan trọng.

Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh bao gồm: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ .. nhằm mục đích đánh giá kích thước của các bộ phận sinh dục từ đó góp phần chẩn đoán dậy thì sớm và xác định các khối u bất thường để chẩn đoán nguyên nhân dậy thì sớm.

Các phương pháp hay dùng như: Siêu âm tử cung, buồng trứng, siêu âm tuyến vú ở bé gái, siêu âm tinh hoàn ở bé trai. Chụp cộng hưởng từ sọ não, tuyến thượng thận, tuyến yên...

2.4. Chụp Xquang cổ tay để xác định độ trưởng thành của xương

Chụp Xquang cổ tay giúp xác định độ trưởng thành xương, từ đó giúp góp phần chẩn đoán dậy thì sớm nếu tuổi xương lớn hơn so với tuổi thực.

Ngoài ra phương pháp này còn có giá trị tiên lượng dậy thì sớm, xem trẻ có nguy cơ không đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành hay không dựa vào mức độ chênh lệch tuổi xương so với tuổi thật, nếu tuổi xương già quá nhanh so với tuổi thật của trẻ thì nguy cơ trẻ bị Lùn khi trưởng thành cao hơn.

Việc xác định tình trạng dậy thì sớm, chẩn đoán nguyên nhân dậy thì sớm là hết sức cần thiết, để từ đó có biện pháp giáo dục, theo dõi hay thậm chí là trì hoãn dậy thì sớm trong một số trường hợp.

3. Bác sĩ khám và điều trị dậy thì sớm giỏi ở hà nội

Tiến sĩ. Bác sĩ Bùi Phương Thảo đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong Chẩn đoán, điều trị và chăm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bác sĩ làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương và là bác sĩ part time các ngày lễ, thứ bảy, chủ nhật tại Trung tâm Nhi Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Phương Thảo tham gia trả lời phóng vấn, giải đáp thắc mắc trên nhiều chuyên mục: Trẻ dậy thì sớm - Khi nào cần điều trị (VOV2),Gia tăng bệnh lùn do thiếu hormon tăng trưởng (Tiền phong),“Kéo dài” người Lùn (Người lao động),Trả lại giới tính thật cho trẻ nhỏ (Sức khỏe – Vnexpress),Tiêm hormon “ngừng lớn” để hãm dậy thì sớm: Nên hay không? (Pháp luật dân sinh)…

Hotline Đặt lịch khám Tiến sĩ. Bác sĩ Bùi Phương Thảo: 0865554486