Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Các khuyến nghị cho việc sử dụng vắc-xin Rotavirus

16/06/2021
Các khuyến nghị cho việc sử dụng vắc-xin Rotavirus

Rotavirus là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm gây tiêu chảy ở trẻ em, nôn mửa và gây mất nước nghiêm trọng. Vắc-xin Rotavirus được sử dụng ngăn ngừa trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm trùng dạ dày. Vắc-xin này hoạt động bằng cách làm cho cơ thể tạo ra để chống lại virus.

1. Tại sao lại cần tiêm vắc-xin rotavirus?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Rotavirus là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Theo ước tính của WHO năm 2013, khoảng 215.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm do Nhiễm Rotavirus mặc dù bệnh này có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin và đại đa số những trẻ tử vong đều sống ở các nước thu nhập thấp.

Trước khi có vắc-xin rotavirus, Nhiễm Rotavirus gây hơn 200.000 lượt khám tại phòng cấp cứu, 55.000 ca nhập viện và 60 đến 65 trường hợp tử vong mỗi năm ở Hoa Kỳ. Trên toàn thế giới, Rotavirus là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, dẫn đến 2 triệu ca nhập viện và hơn 500.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong hàng năm. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể bị nhiễm virus, nhưng bệnh thường nhẹ hơn.

2. Virus Rotavirus dễ lây lan như thế nào?

Bệnh tiêu chảy do Rotavirus rất dễ lây lan. Vi trùng này có trong phân của người bị bệnh và có thể tồn tại trong một thời gian dài trên các bề mặt bị ô nhiễm, bao gồm cả bàn tay của con người. Trẻ em có thể bị nhiễm do chạm vào vật/đồ chơi bị ô nhiễm và sau đó đưa tay vào miệng.

Bị lây rotavirus là một vấn đề đặc biệt trong bệnh viện và tại các nhà trẻ, nơi nó có thể dễ dàng lây lan từ trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus sang cho trẻ bị bệnh khác. Nó cũng dễ dàng lây lan khi các nhân viên Y tế hoặc người chăm sóc thay tã cho trẻ mà không rửa tay sau đó.

Các triệu chứng của nhiễm rotavirus có thể kéo dài đến tám ngày, bao gồm sốt, buồn nôn, nôn, đau quặn bụng và tiêu chảy thường xuyên, đi ngoài ra nước. Nếu nghiêm trọng, tiêu chảy có thể gây mất nước và chính sự Mất nước đó là nguyên nhân khiến người bệnh nhập viện và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các khuyến nghị cho việc sử dụng vắc-xin Rotavirus - ảnh 1
Con đường truyền bệnh của Rotavirus

3. Các chuyên gia khuyến cáo gì cho tiêm vắc-xin rotavirus?

3.1 Lịch trình tiêm

Khoảng cách tối thiểu giữa các liều vắc-xin rotavirus là 4 tuần. Độ tuổi tối thiểu cho liều đầu tiên là 6 tuần và tuổi tối đa cho liều đầu tiên là 14 tuần 6 ngày. Không nên uống vắc-xin cho trẻ từ 15 tuần tuổi trở lên vì không đủ dữ liệu về sự an toàn của của loại vắc-xin này cho trẻ lớn hơn. Tuổi tối đa cho liều vắc-xin rotavirus cuối cùng là khi trẻ tròn 8 tháng.

3.2 Nếu trẻ đã được uống vắc-xin rotavirus liều đầu tiên và sau đó bị tiêu chảy do rotavirus, thì sau đó trẻ này có nên tiếp tục tiêm vắc-xin rotavirus không?

Ủy ban tư vấn của CDC về thực hành Tiêm chủng khuyến cáo, trẻ sơ sinh bị Viêm dạ dày do rotavirus trước khi hoàn thành lộ trình đầy đủ của vắc-xin rotavirus thì vẫn nên bắt đầu hoặc hoàn thành lịch theo lịch được khuyến cáo về thời điểm uống và khoảng cách giữa các lần uống, do nhiễm rotavirus thời điểm này chỉ có thể tạo ra một phần kháng thể nhưng chưa đủ để bảo vệ trẻ trước bệnh tiêu chảy do rotavirus trong tương lai.

3.3 Trẻ Sinh non có được uống vắc-xin rotavirus?

Ủy ban tư vấn của CDC về thực hành tiêm chủng khuyên nên tiêm phòng cho trẻ Sinh non theo cùng lịch trình như trẻ đủ tháng với các điều kiện sau: Nếu tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh có thể thực hiện đúng theo lộ trình uống vắc-xin rotavirus (ví dụ: từ 6 tuần đến 14 tuần 6 ngày cho liều thứ nhất 1), trẻ sơ sinh ổn định về mặt lâm sàng và vắc-xin được uống tại thời điểm xuất viện hoặc sau khi xuất viện.