1. Xét nghiệm máu ẩn trong phân là gì?
Xét nghiệm máu ẩn trong phân hay còn được gọi là xét nghiệm FOBT, là một Xét nghiệm được sử dụng để tìm kiếm máu ẩn trong phân và tầm soát các bệnh lý như ung thư đại tràng hoặc polyp đại tràng, trực tràng hay không, mặc dù trên thực tế, không phải tất cả các loại ung thư hoặc khối u đều Chảy máu trong.
Thông thường, lượng máu ẩn trong phân chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ nên chỉ có thể phát hiện thông qua các hóa chất được sử dụng trong thử nghiệm tìm máu ẩn trong phân huyền bí, trường hợp máu được phát hiện thì cần phải tiến hành kiểm tra bổ sung để xác định nguồn gốc chảy máu.
Xét nghiệm FOBT chỉ có thể cho thấy rằng người bệnh đang bị chảy máu từ một nơi nào đó trong đường tiêu hóa chứ không thể cho biết chính xác vị trí chảy máu.
2. Tại sao cần xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân ?
Trên thực tế, có một số bệnh lý nội khoa có khả năng gây ra tình trạng Chảy máu trong đường tiêu hóa như: viêm loét, polyp, ung thư đường tiêu hóa, .... Khi tình trạng chảy máu trở nên nghiêm trọng thì phân sẽ có màu đỏ như máu hoặc rất đen còn nếu chỉ có một lượng máu nhỏ ẩn trong phân thì màu sắc phân trông sẽ bình thường.
Xét nghiệm FOBT sẽ giúp phát hiện ra sự hiện diện của máu, do vậy nó có thể được yêu cầu thực hiện nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường như đau bụng dai dẳng, không rõ nguyên nhân hoặc bác sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh thực hiện xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân để:
- Sàng lọc ung thư ruột kết: Với những người bệnh 50 tuổi trở lên và có nguy cơ mắc bệnh bệnh ung thư đại tràng thì bác sĩ sẽ đề nghị nên thực hiện thử nghiệm tìm máu trong phân mỗi năm 1 lần để sàng lọc cho ung thư ruột kết.
- Để đánh giá các nguyên nhân có thể có thiếu máu không giải thích được: Nhiều trường hợp, xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân được sử dụng để xác định liệu xuất huyết tiêu hóa như một vết loét chảy máu - yếu tố gây thiếu máu.
3. Quy trình thực hiện xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân
Quy trình thực hiện Xét nghiệm máu ẩn trong phân thực hiện khá đơn giản, tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các lưu ý trước - trong và sau khi xét nghiệm để giúp có được kết quả chính xác nhất.
Lưu ý trước khi xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân
Trước khi tiến hành xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân, người bệnh cần lưu ý rằng một số loại thực phẩm và thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả, do vậy để đảm bảo kết quả thì cần theo hướng dẫn của bác sĩ, trong khoảng 3 ngày trước khi xét nghiệm cần phải:
- Tránh sử dụng các loại rau quả, trái cây như củ cải và bông cải xanh, cải ngựa
- Không sử dụng thịt đỏ
- Không uống Vitamin C bổ sung và các loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen...
Quy trình xét nghiệm máu ẩn trong phân
- Bước 1: Người bệnh lấy mẫu phân bằng cách dùng que gạt một ít phân ra khỏi giấy vệ sinh và cho vào ống nghiệm.
- Bước 2: Mẫu phân sẽ được trải đều trên một tấm giấy và kỹ thuật viên sẽ thêm một chất hóa học vào đó rồi quan sát sự thay đổi màu sắc để tìm kiếm sự hiện diện của máu trong phân.
Xét nghiệm FOBT nên được thực hiện khoảng 2 - 3 lần, trên 2 - 3 mẫu phân khác nhau trong những ngày khác nhau để giúp có được kết quả chính xác nhất.
Lưu ý sau khi thực hiện xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân
Bệnh nhân sau khi thực hiện xét nghiệm máu ẩn trong phân sẽ được bác sĩ trả kết quả, lúc này nên lắng nghe giải thích từ bác sĩ để rõ nhất về tình trạng của mình.
- Kết quả tiêu cực: Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân sẽ được đánh giá là tiêu cực nếu máu không được phát hiện trong các mẫu phân của người bệnh. Khi người bệnh đã có các thử nghiệm để sàng lọc ung thư đại tràng và đang ở nguy cơ trung bình thì bác sĩ có thể khuyên nên thực hiện xét nghiệm lại ở vài năm sau.
- Kết quả tích cực: Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân sẽ được coi là tích cực khi máu được phát hiện trong mẫu phân của người bệnh. Khi đó, có thể bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm xét nghiệm như Nội soi đại tràng để xác định vị trí chảy máu.
Hãy nhớ rằng kết quả âm tính hay dương tính đều có thể là giả bởi một số bệnh ung thư hay popyp không gây chảy máu hoặc nguyên nhân chảy máu có thể đến từ các nguồn khác hơn so với ung thư đại tràng, polyp giả tích cực như loét dạ dày, bệnh trĩ....Chính vì vậy, cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ và thực hiện chăm sóc sức khỏe của bản thân, thăm khám định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả và an toàn.