1. Truyền máu khối lượng lớn là gì?
Truyền máu khối lượng lớn là sự truyền thể tích máu lớn trong một thời gian ngắn ở bệnh nhân xuất huyết nặng hoặc không kiểm soát được chảy máu. Đối với người lớn, truyền máu khối lượng lớn là khi truyền một lượng máu tương đương với thể tích máu của bệnh nhân trong 24 giờ hoặc truyền hơn hoặc từ 10 đơn vị hồng cầu khối trong 24 giờ. Ngoài ra còn có các định nghĩa như truyền từ 4 đơn vị hồng cầu khối trong 1 giờ và dự đoán cần tiếp tục truyền hoặc truyền thay thế hơn 50 % tổng thể tích máu của bệnh nhân trong 3 giờ
2. Các biến chứng truyền máu khối lượng lớn
Truyền máu khối lượng lớn mặc dù có thể giúp bệnh nhân vượt qua khỏi giai đoạn nguy kịch nhưng vẫn tiềm tàng nhiều nguy cơ và biến chứng truyền máu nguy hiểm cần phải được xử trí kịp thời.
- Biến chứng chảy máu
Nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu sau truyền máu khối lượng lớn là sự giảm thể tích tiểu cầu và các Yếu tố đông máu do pha loãng máu. Tuy nhiên không phải sự Giảm tiểu cầu luôn xảy ra sau khi thay thế hoàn toàn một thể tích máu mà thường chỉ xảy ra khi thay thế 1,5-2 lần thể tích máu. Chảy máu thường xảy ra do Giảm tiểu cầu kết hợp với rối loạn chức năng tiểu cầu do bệnh gan hay đông máu nội mạch rải rác và thiếu yếu tố đông máu. Thiếu yếu tố đông máu sau truyền máu khối lượng lớn là do máu dự trữ ít yếu tố đông máu, rối loạn càng nặng hơn khi có hạ thân nhiệt, toan máu hoặc sốc, nhiễm trùng
Xử trí: Truyền khối tiểu cầu và plasma tươi, plasma tươi đông lạnh
- Biến chứng nhiễm độc citrat và hạ canxi
Citrat là một phần quan trọng trong dung dịch bảo quản máu do đó khi truyền máu khối lượng lớn có thể gây ra biến chứng nhiễm độc citrat nhưng không phải do ion citrat mà do citrat gắn với canxi
Canxi khi gắn nhiều với citrat làm giảm đáng kể lượng ion canxi trong máu do đó các biểu hiện của nhiễm độc citrat thực tế chính là triệu chứng của Hạ Canxi máu gây hạ huyết áp, mạch yếu, áp lực cuối tâm trương trong tâm thất và áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng
Xử trí: Truyền tĩnh mạch dung dịch clorua canxi hoặc gluconat canxi (thường dùng clorua canxi hơn vì gluconat canxi sẽ khiến gan phải chuyển hóa gluconat nước
- Biến chứng hạ thân nhiệt
Có thể xảy ra khi truyền lượng máu lớn được bảo quản ở nhiệt độ 4 ± 2 °C hoặc khi thân nhiệt giảm dưới 30 °C có thể gây rung thất và ngừng tim, khi thân nhiệt giảm dưới 35 °C có thể làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu.
Đề phòng biến chứng này có thể bằng cách làm ấm máu lên đến nhiệt độ cơ thể trước khi truyền cho bệnh nhân, các thiết bị làm ấm dịch truyền và máu nên được sử dụng kết hợp với các thiết bị làm ấm bệnh nhân
- Biến chứng rối loạn thăng bằng acid- base
Nguyên nhân là do pH của hầu hết môi trường chất dự trữ máu rất toàn nên khi đưa dung dịch này vào 1 đơn vị máu tươi vừa rút ra có thể làm pH máu giảm xuống 7-7,1. Sự tích lũy acid lactic và pyruvic bởi sự chuyển hóa hồng cầu và sự thủy phân Glucose khiến pH máu tiếp tục giảm đến khoảng 6,9 sau 21 ngày dự trữ
Truyền máu khối lượng lớn có thể gây toan chuyển hóa sớm ngay khi bắt đầu
Xử trí: Điều trị sốc mất máu bằng tăng huyết áp và tưới máu tổ chức có thể điều chỉnh được tình trạng nhiễm toan
- Biến chứng tăng kali máu
Do quá trình bảo quản máu từ ngày 15 trở đi có thể xuất hiện vỡ hồng cầu gây ra giải phóng kali, do đó truyền máu khối lượng lớn có nguy cơ Tăng Kali máu cho người bệnh
- Biến chứng quá tải tuần hoàn
Truyền máu khối lượng lớn có thể gây quá tải tuần hoàn mà nguy hiểm nhất là phù phổi cấp, vì vậy truyền dịch nên được thực hiện dựa vào việc theo dõi lưu lượng nước tiểu và áp lực tĩnh mạch trung tâm
Để tránh các biến chứng truyền máu khối lượng lớn thì việc lựa chọn máu và các sản phẩm máu phù hợp là rất quan trọng và cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tối ưu về phù hợp Nhóm máu hệ ABO và Rh giữa người cho và người nhận và thực hiện chứng nghiệm phù hợp trên từng đơn vị truyền máu
- Nhóm máu O có hiệu giá kháng thể thấp có thể sử dụng thay thế trong trường hợp không có máu đồng nhóm
- Trường hợp sử dụng máu toàn phần khác nhóm để truyền cho bệnh nhân và không có khối hồng cầu nhóm O thì phải tìm mọi cách đảm bảo Nhóm máu đó suốt thời gian cấp cứu cho bệnh nhân
- Máu truyền cần đảm bảo ở nhiệt độ 37 độ C bằng các phương tiện ủ ấm máu
- Máu sử dụng để truyền khối lượng lớn tốt nhất nên được lưu trữ trong 72 giờ hoặc không quá 5 ngày. Nếu dài ngày hơn cần phối hợp sử dụng huyết tương tươi đông lạnh hoặc phối hợp khối hồng cầu và huyết tương đông lạnh.