Khoét chóp cổ tử cung là gì?
Khoét chóp cổ tử cung là phương pháp cắt bỏ 1 phần hình nón của cổ tử cung. Mục đích của phương pháp này chính là loại bỏ những tổn thương ở vùng cổ tử cung và toàn bộ vùng bị biến đổi.
Chỉ định Khoét chóp tử cung vì nhiều lý do khác nhau, thông thường là để chẩn đoán và điều trị. Phương pháp Khoét chóp cổ tử cung cần thực hiện khi:
- Theo dõi các Xét nghiệm Pap bất thường liên tục
- Chẩn đoán các tình trạng tiền Ung thư cổ tử cung
- Chẩn đoán ung thư cổ tử cung xâm lấn (ung thư phát triển vào các mô xung quanh hoặc lan rộng ra ngoài cổ tử cung)
- Điều trị các tình trạng tiền ung thư cổ tử cung, ung thư biểu mô tại chỗ hoặc giai đoạn IA1 của ung thư cổ tử cung
- Lấy được đầy đủ các mẫu bệnh phẩm nguyên vẹn để xét nghiệm mô bệnh sau khi tiến hành thủ thuật
Tuy nhiên, phương pháp này lại chống chỉ định đối với người bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp chưa được điều trị ổn định; người bị rối loạn đông máu, viêm nhiễm vùng chậu hoặc đang mang thai.
Các nguy cơ sản khoa sau khoét chóp cổ tử cung
Cũng giống như một số thủ thuật xâm lấn khác, thủ thuật khoét chóp cổ tử cung này cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân như:
- Tăng tỉ lệ sảy thai: Phụ nữ có thai trong vòng 12 tháng sau khi được khoét chóp cổ tử cung có nguy cơ Sảy thai cao gấp gần 6 lần so với người có thai không khoét chóp cổ tử cung.
- Tăng tỉ lệ sinh non: Phụ nữ có thai đã khoét chóp tử cung tăng nguy cơ Sinh non trước 37 tuần hoặc trước 34 tuần.
- Tăng khả năng mổ đẻ vì cổ tử cung không tiến triển hoặc sinh con nhẹ cân.
Bên cạnh đó, là thủ thuật đơn giản để điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm hiệu quả. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn như:
- Hẹp cổ tử cung: Có thể gây ra những bất thường về kinh nguyệt, khiến việc thụ thai gặp khó khăn vì tinh trùng khó gặp trứng hơn
- Suy cổ tử cung là biến chứng muộn sau thực hiện thủ thuật này
- Hở eo cổ tử cung
Lưu ý sau khi thực hiện khoét chóp cổ tử cung
Sau khi thực hiện khoét chóp cổ tử cung, người bệnh sẽ thấy có một số triệu chứng bất thường như: Dịch âm đạo màu hồng có dạng lỏng, bụng co thắt nhẹ, ra dịch màu nâu đen... Tuy nhiên điều này là hoàn toàn bình thường bởi đây là một trong những triệu chứng sau khoét chóp tử cung, sau khoảng một vài tuần cổ tử cung lành hẳn sẽ tự hết.
Để tránh biến chứng sau khoét chóp tử cung, người bệnh cần:
- Sau khi thực hiện khoét chóp cổ tử cung bạn không nên dùng bất cứ thứ gì cho vào âm đạo như tampon hoặc thụt rửa âm đạo quá sâu.
- Không nên quan hệ Tình dục trong quá trình phục hồi vết thương; trao đổi với bác sĩ về thời điểm an toàn để quan hệ tình dục
- Tìm hiểu biện pháp an toàn cho bản thân để giúp vết thương nhanh chóng phục hồi, nhất là việc vệ sinh vùng kín.
- Thăm khám bác sĩ sau 1 tuần thực hiện thủ thuật và khám lại định kỳ sau 6 tháng.
- Nếu thấy có triệu chứng bất thường thì cần đi thăm khám ngay.
Khám sàng lọc ung thư phụ khoa của chị em phụ nữ, có thể phát hiện sớm ung thư phụ khoa, giúp phát hiện sớm 4 bệnh: Ung thư cổ tử cung, ung thư vú, Ung thư tử cung và Ung thư buồng trứng ngay cả khi người bệnh chưa có triệu chứng.
Những đối tượng nên sử dụng Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa bao gồm:
- Những khách hàng nữ, trên 40 tuổi
- Khách hàng có nhu cầu có thể sàng lọc bệnh lý về ung thư vú- phụ khoa (cổ tử cung, tử cung, buồng trứng)
- Khách hàng có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư – đặc biệt là khách hàng tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư vú, phụ khoa
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tiền mãn kinh và mãn kinh
- Phụ nữ đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư vú, phụ khoa như : đau ở vú, có cục u ở vú, chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt, đau vùng bụng, vv...