1. Cấu tạo xương hàm mặt như thế nào?
Cấu tạo xương hàm mặt gồm xương hàm trên và xương hàm dưới:
1.1 Xương hàm trên
Là một xương năm chính ở tầng giữa mặt, tiếp khớp với các xương khác để cùng tạo thành ổ mắt, mũi, xoang hàm, vòm miệng và nền sọ.
Gãy xương hàm trên xảy ra khi có lực tác động trực tiếp vào tầng giữa mặt, gây chảy máu nhiều, liền xương nhanh, thường có liên quan đến Chấn thương sọ não và các xương khác như xương chính mũi, gò má...
1.2 Xương hàm dưới
Xương hàm dưới là một thân xương, cứng, mảnh, có nhiều đường cong, có khả năng di động.
Đường gãy thường đi qua huyệt ổ răng và lỗ cắm, di lệch xương theo chiều co kéo của các cơ, khả năng liền chậm hơn so với xương hàm trên.
2. Các nguyên nhân gây Gãy xương hàm mặt
Nguyên nhân gây gãy xương hàm mặt do Chấn thương và chủ yếu là do tai nạn giao thông:
- Tai nạn giao thông chiếm tới 60-70% các trường hợp gãy xương hàm mặt
- Tai nạn lao động
- Chấn thương do luyện tập
- Các tai nạn sinh hoạt
3.Triệu chứng bệnh gãy xương hàm mặt
Triệu chứng dựa vào vị trí gãy xương hàm mặt
3.1 Gãy xương hàm dưới
- Đau, sưng sau chấn thương, đau tăng khi vận động hàm dưới và khi nhai
- Hạn chế vận động hàm dưới do đau.
- Sờ vùng hàm dưới có điểm đau chói.
- Bất thường mặt vùng hàm dưới, cảm thấy lệch khớp cắn.
3.2 Gãy xương tầng giữa mặt
- Đau hàm trên, gò má, quanh ổ mắt, sống mũi, đau tăng khi cắn hai hàm hoặc đẩy cung răng hàm trên lên phía trên.
- Hạn chế vận động hàm dưới ở mức độ khác nhau
- Nhìn đôi, giảm hoặc mất thị lực bên mắt bị thương, hạn chế hay mất vận động nhãn cầu do di lệch xương thành ổ Mắt kéo theo nhãn cầu bị lệch trục, kẹt cơ vận nhãn hoặc do phù nề tụ máu trong ổ mắt.
- Thông khí qua một lỗ mũi khó do lệch vách ngăn hoặc cục máu đông trong mũi.
4. Gãy xương hàm mặt gây nguy hiểm như thế nào?
Các biến chứng cấp tính do gãy xương hàm mặt gây ra bao gồm: Dị vật vào đường thở mảng răng vỡ, dị vật từ bên ngoài vào... gây ngạt thở; Chảy máu; Có thể shock choáng khi có phối hợp các chấn thương khác kèm theo...
Gãy xương hàm mặt để lại nhiều di chứng gây biến dạng khuôn mặt nặng nề, sụp mí mắt, Sai khớp cắt, giảm hay mất thị lực
Gãy xương hàm mặt có thể đi kèm với chấn thương sọ Não gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh
5. Các phương pháp điều trị gãy xương hàm mặt
- Phòng chống các biến chứng cấp tính như ngạt do dị vật, chảy máu...
- Kết hợp xử lý các chấn thương khác kèm theo
- Băng cố định cằm
- Sử dụng các thuốc kháng sinh phòng chống nhiễm khuẩn, chống phù nề, giảm đau, truyền dịch nuôi dưỡng.
- Điều trị bảo tồn bằng các phương pháp: Nắn chỉnh xương hàm, cố định xương gãy, cố định răng và xương ổ răng.
- Điều trị phẫu thuật: Mở trực tiếp vùng gãy, chỉnh các mảnh gãy về đúng vị trí, sau đó kết hợp xương gãy bằng chỉ thép phẫu thuật hoặc nẹp vít nhỏ
- Khám, tư vấn và lên kế hoạch điều trị đúng quy trình. Được thực hiện bởi bác sĩ đã được đào tạo bài bản và chuyên sâu về loại kỹ thuật này.
- Cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng chẩn đoán chính xác và giúp cho quá trình điều trị mang lại hiệu quả cao
- Gây mê phẫu thuật và hồi sức sau mổ tốt
- Sau điều trị chỉnh sửa được lệch lạc khớp cắn do cấu trúc xương, trả lại chức năng nhai, cắn, thở tốt, làm cho Thẩm mỹ khuôn mặt hài hòa, thay đổi triệt để nhan sắc.