Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Các tình huống đặc biệt khi tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu

07/06/2021
Các tình huống đặc biệt khi tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu

Thủy đậu là bệnh do virus varicella zoster gây ra. Thủy đậu có thể lây từ người sang người thông qua đường hô hấp và tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh. Bệnh thủy đậu chủ yếu gặp ở trẻ em nhưng người lớn vẫn có thể mắc bệnh với những biến chứng trầm trọng hơn. Tiêm phòng vắc-xin ngừa thủy đậu là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa căn bệnh này.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu hay còn được gọi với tên dân gian là bệnh trái rạ. Đây là bệnh do Varicella Zoster virus (gọi tắt là VZV) gây ra. Thủy đậu có thời gian ủ bệnh trung bình kéo dài từ 14 – 16 ngày, có thể muộn hơn hoặc sớm hơn nhưng hiếm. Thủy đậu lây qua đường hô hấp, lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây gián tiếp qua các vật dụng dùng để sinh hoạt cá nhân của người bệnh như quần áo, khăn mặt, khăn tắm, ga giường...

Biểu hiện thủy đậu thời gian đầu ủ bệnh có thể gặp như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn. Sau khi thời kỳ ủ bệnh kết thúc, người bệnh sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ trong 12-24 giờ rồi dần dần tiến triển thành các Mụn nước chứa dịch trong, Các nốt cháy rạ có thể xuất hiện toàn thân hoặc rải rác khoảng 100 – 500 nốt.

Thông thường, thủy đậu sẽ kéo dài từ 5 – 10 ngày nếu không có biến chứng. Những nốt thủy đậu khô dần, bong vảy và thường để lại vết thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo. Tuy nhiên, khi các nốt thủy đậu bị nhiễm thêm vi khuẩn thì có thể để lại các vết Sẹo trên bề mặt da.

Các tình huống đặc biệt khi tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu - ảnh 1
Thủy đậu thường để lại vết thâm hoặc Sẹo trên về mặt da

Biến chứng nguy hiểm của thủy đậu có thể gặp phải như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt thủy đậu, viêm mô tế bào, viêm phổi, viêm gan, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc-xin thủy đậu.

2. Bệnh thủy đậu khi mang thai

Đặc biệt, phụ nữ mắc bệnh thủy đậu khi Mang thai sẽ phải đối mặt với nguy cơ viêm phổi 10 - 20% và nguy cơ tử vong lên đến 40%. Khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu, nguy cơ thai Nhi mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%, 30% trẻ tử vong trong những tháng đầu và 15% trẻ mắc Zona trong 4 năm đầu đời.

Bệnh thủy đậu khi Mang thai 3 tháng giữa thì nguy cơ thai mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh sẽ tăng thêm 2%. Sau tuần 20 của thai kỳ thì thủy đậu sẽ không ảnh hưởng đến thai.

Tuy nhiên, mẹ mắc thủy đậu trong 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh dễ khiến bé sinh ra bị thủy đậu lan tỏa, tỉ lệ tử vong lên đến 25 - 30% trên tổng số trường hợp nhiễm.

Các tình huống đặc biệt khi tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu - ảnh 2
Mẹ bị thủy đậu khi mang thai làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi

3. Các loại vắc-xin ngừa thủy đậu

  • Vắc-xin Varivax (Mỹ): vắc-xin sống, giảm độc lực dùng để phòng ngừa bệnh cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu.
  • Vắc-xin Varicella (Hàn Quốc): vắc-xin sống giảm độc lực dùng cho trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch.
  • Vắc xin Varilrix (Bỉ): vắc-xin sống giảm độc lực của VZV bằng phương pháp nhân đôi virus trong môi trường nuôi cấy tế bào lưỡng bội MRC5 của con người. Vắc-xin Varilrix được chỉ định phòng bệnh thủy đậu ở người khỏe mạnh từ 9 tháng tuổi trở lên.

4. Tình huống đặc biệt khi tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu

  • Đối với phụ nữ mang thai nhưng không có bằng chứng miễn dịch với virus thủy đậu (chưa từng mắc bệnh trước đây): chống chỉ định tiêm vắc-xin thủy đậu trong thai kỳ. Sau khi sinh tiêm 1 mũi (nếu trước đó sản phụ đã được tiêm 1 mũi vắc-xin thủy đậu) hoặc tiêm mũi đầu tiên của loạt 2 mũi, mũi thứ 2 cách thứ nhất từ 4- 8 tuần (nếu trước đó sản phụ chưa được tiêm bất kỳ mũi vắc-xin thủy đậu nào).
  • Nhân viên y tế không có bằng chứng về khả năng miễn dịch với thủy đậu thì cần tiêm 1 mũi (nếu đã tiêm 1 mũi vắc-xin thủy đậu trước đó) và tiêm 2 mũi vắc-xin cách nhau 4-8 tuần (nếu trước đó chưa từng tiêm bất kỳ mũi vắc-xin thủy đậu nào).
  • Bệnh nhân nhiễm HIV với số lượng tế bào CD4 ≥200 tế bào/μL nhưng không có bằng chứng miễn dịch với bệnh thủy đậu: Có thể cân nhắc tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng
Các tình huống đặc biệt khi tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu - ảnh 3
Người nhiễm HIV nhưng không miễn dịch với bệnh có thể cân nhắc tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng
  • Vắc-xin ngừa thủy đậu chống chỉ định với người nhiễm HIV có số lượng tế bào CD4
  • Suy giảm miễn dịch nghiêm trọng: chống chỉ định tiêm vắc-xin thủy đậu.