1. NVA là gì?
Tỷ lệ viêm VA chiếm khoảng 30% các bệnh nhiễm khuẩn đường Hô hấp trên ở trẻ nhỏ. VA là từ viết tắt từ tiếng Pháp Végétations Adénoides, Việt Nam gọi là bệnh sùi vòm mũi họng. VA là một tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng gần cửa mũi sau thuộc vòng bạch huyết . Vòng bạch huyết này gồm có 6 amidan tạo thành, trong đó có amidan vòm họng gọi là VA. Các amidan này sắp xếp tạo thành vòng bạch huyết quanh vùng hầu họng, có chức năng giúp cơ thể tạo nên miễn dịch. VA là tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu. Khi thở vào, không khí vào mũi, qua VA rồi mới vào phổi.
2. Khi nào nên nạo VA cho bé?
Thông thường, với các bé khi bị VA cấp, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho bé bằng nội khoa, bằng các thuốc kháng sinh, kháng viêm, nhỏ mũi, rửa mũi.. Trung bình, mỗi đợt điều trị có thể kéo dài từ 5-10 ngày. Với một số trường hợp đặc biệt, nặng hơn có thể kéo dài đến 2,3 tuần.
Với những trường hợp điều trị viêm VA bằng nội khoa không thuyên giảm triệu chứng, không có tác dụng thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp nạo VA, phương pháp này chỉ định với một số trường hợp cụ thể như sau:
- Viêm VA nhiễm trùng, tái diễn kéo dài cả tháng và có những biến chứng: Viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm thanh quản…
- Viêm VA khiến bé bị nghẹt mũi kéo dài không khỏi, điều trị nội khoa không có hiệu quả, có thể gây ngưng thở khi ngủ. Khi nọi soi sẽ thấy VA phì đại cấp độ 3, cấp đọ 4 khiến cửa mũi gần như bị bít kín.
Các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng cho biết nạo VA không phải là một biện pháp tốt nhất cho các trường hợp bị viêm VA nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện và không nên lạm dụng phương pháp này.
Tuy nhiên, với những trường hợp bị viêm VA nặng, không được tiến hành can thiệp bằng tiểu phẫu ngay từ sớm có thể gây ảnh hưởng đến đường thở của người bệnh, khiến Não bộ bị thiếu oxy.
Ngoài ra, nếu bị khó thở và phải thở bằng miệng trong một thời gian dài do viêm VA, nhất là ở trẻ em sẽ có nguy cơ bị da xanh, môi trên bị xệch lên, môi dưới thõng xuống, răng bị mọc lệch hoặc bị vẩu. Đồng thời, bệnh nặng có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác như viêm phế quản, Viêm tai giữa cấp tính có mủ với các triệu chứng Sốt cao, đau họng, nuốt vướng.
3. Nạo VA có nguy hiểm không?
Nạo VA ở trẻ không nguy hiểm bởi đây là kỹ thuật phẫu thuật phổ biến và an toàn. Đồng thời cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Bởi VA chỉ là 1 trong nhiều tế bào miễn dịch đường hô hấp của trẻ. Ngoài VA còn nhiều hệ miễn dịch khác như Amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi, amidan ở lỗ vòi nhĩ và nhiều hệ thống miễn dịch tự nhiên khác nằm dưới lớp niêm mạc hô hấp.
Nạo VA không quá phức tạp và an toàn. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu nguy cơ biến chứng khi nạo, bạn nên tìm cơ sở y tế uy tín với cơ sở hạ tầng tiên tiến và đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm và tuân thủ chống chỉ định nạo VA trong các trường hợp sau đây:
- Tuyệt đối không nạo VA với những bệnh nhân có bệnh liên quan đến máu, liên quan đến bệnh tim nặng, có liên quan đến bệnh lao đang trong giai đoạn tiến triển
- Với những bệnh nhân đang bị viêm nhiễm cấp mũi họng tuyệt đối không tiến hành nạo VA.
- Đang nhiễm 1 số loại virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết…
- Bệnh nhân bị dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch,
- Đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch.
4. Cách chăm sóc sau khi nạo VA cho bé
Nếu chỉ thực hiện nạo VA đơn thuần, trẻ cần được theo dõi vài giờ sau đó và hoàn toàn có thể xuất viện ngay trong ngày. Sau khi nạo VA, trẻ có thể cảm thấy ngạt mũi, khó chịu vì có ít dịch nhày từ mũi chảy xuống hong, dễ gây nôn, tuy nhiên, hầu hết các bé chỉ sau 3-4 ngày xịt rửa hốc mũi là sẽ ổn định hoàn toàn.
4.1. Thời gian phục hồi
Sau khi nạo VA cho bé, hiếm có trường hợp nào bị đau nhiều hoặc khó nuốt. Thông thường, trẻ có thể đi học trở lại vào ngày hôm sau hoặc chậm nhất là chừng 3 ngày.
4.2. Những ngày đầu sau khi nạo VA cho bé
Với các bé vừa trải qua phẫu thuật nạo VA có thể những ngày đầu sau mổ là khoảng thời gian khó khăn đối với bé. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng! Những chỉ dẫn sau đây sẽ giúp con bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn để có thể vượt qua chuỗi ngày khó khăn này.
Trong ngày đầu tiên ngay sau khi trẻ tỉnh mê, bé có thể biểu hiện choáng váng đôi chút, đôi khi trẻ buồn nôn, nôn ói do tác động của thuốc gây mê. Lúc này, hãy cho bé uống nước hoặc dùng thức ăn dạng lỏng (ví dụ như cháo). Điều này sẽ giúp bé đề phòng thiếu hụt nước - tình trạng thường xảy ra sau phẫu thuật và là nguyên nhân khiến bé mệt mỏi. Sau khi uống đồ lỏng mà không bị nôn, thì cha mẹ có thể chuyển sang cho bé ăn thức ăn đặc, rồi dần dần trở về chế độ ăn uống bình thường.
Buổi tối đầu tiên trẻ có thể ngạt mũi do nề niêm mạc mũi vì trong quá trình phẫu thuật bác sỹ cần đưa ống Nội soi qua hốc mũi để kiểm soát quá trình nạo VA , bạn chỉ việc dùng Otrivin nhỏ mũi cho trẻ trong 1-2 tối đầu ( thường lọ Otrivin dùng còn dư trong lúc phẫu thuật sẽ được Điều dưỡng bàn giao lại cho gia đình).
4.3. Vết thương lành hẳn
Sau khi hoàn thành nạo VA cho bé, vết thương sẽ lành trong vòng 10 ngày sau đó. Quá trình làm lành vết thương diễn ra từ từ và đòi hỏi điều kiện ổn định, tránh nhiễm trùng.
5. Chế độ Dinh dưỡng cho bé sau khi nạo VA
“Nên cho bé ăn gì sau khi nạo VA” là vấn đề khiến cho các bậc cha mẹ rất quan tâm. Khác với Amidan, VA nằm ở sau hốc mũi nên sau Nạo VA trẻ không bị ảnh hưởng đến ăn nuốt hay phát âm .
Đôi khi, phẫu thuật nạo VA cho bé có thể gây ra đau đớn, khiến trẻ không chịu ăn bất kỳ thứ gì trong ngày đầu sau khi phẫu thuật. Đừng mất bình tĩnh! Hãy từ tốn động viên bé thường xuyên nhấp chút đồ uống để đề phòng mất nước.
Buổi tối đầu tiên sau phẫu thuật, nếu bác sĩ không có yêu cầu gì đặc biệt đối với chế độ ăn thì hãy để bé tự lựa chọn. Chỉ có con bạn mới biết rõ sau khi mổ VA, họng còn đau hay không. Do vậy, nếu bé muốn ăn gì thêm, thì hãy chiều theo ý muốn của bé. Thường thì các đồ uống mát được trẻ yêu thích hơn. Dù có thế nào thì cũng nên ưu tiên dùng thức ăn dạng lỏng hơn là đặc. Đừng quá lo lắng nếu bé không ăn được nhiều trong vài ngày sau khi nạo VA. Điều quan trọng là bé phải uống đủ nước. Một khi bé còn khóc được, còn có nước Mắt và đi tiểu bình thường, thì bé vẫn được cung cấp đủ nước.
Nếu bé bị nôn cả khi uống đồ lỏng thì tốt nhất là đừng ép bé uống mà tạm thời chỉ nên cho nhấp môi, hãy để bé nghỉ ngơi và thử lại sau đó. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, trẻ vẫn tiếp tục nôn thì cần đưa đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Trẻ có thể chuyển sang dùng thức ăn mềm ngay khi muốn ăn. Tốt nhất là nên cho bé dùng kết hợp thức ăn mềm và thức ăn lỏng, sau đó mới chuyển dần sang đồ ăn mềm, rồi cứng.
Thông thường sau phẫu thuật nạo VA chừng 3 ngày là trẻ có thể sẵn sàng trở lại chế độ ăn uống sinh hoạt bình thường
Mọi thắc mắc các bạn có thể đặt câu hỏi bác sĩ, phòng khám và bệnh viện trên nền tảng bcare.vn để được giải đáp
Đặt lịch khám bác sĩ tai mũi họng Hà Nội tại bcare.vn