Triệu chứng
Ho kéo dài và thường xuyên, ho do viêm phế quản thường nặng hơn vào buổi sáng sớm và ban đêm; Thở khò khè
Chẩn đoán
Hen phế quản thường được chẩn đoán bằng cách khám, hỏi bệnh và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra hô hấp để đo xem phổi của bệnh nhân hoạt động như thế nào. Bác sĩ sẽ nghe hơi thở của bạn và tìm kiếm các dấu hiệu của hen phế quản hoặc dị ứng
Điều trị
Thuốc: một số loại thuốc thường được sử dụng bằng cách uống hàng ngày là corticosteroid hít (fluticasone, budesonide, mometasone, ciclesonide, flunisolide, beclomethasone…).
Tổng quan
Hen phế quản là bệnh gì?
Hen phế quản là Tình trạng viêm khiến các cơ xung quanh đường Hô hấp thắt chặt lại giới hạn lượng không khí vào và ra khỏi phổi, đồng thời gây ra một só triệu chứng. Đây là một tình trạng bệnh lý mạn tính dẫn đến các đợt thở khò khè tái phát (tiếng khò khè khi bạn hít thở), tức ngực, thở dốc và ho. Bệnh Hen suyễn không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh bằng cách dùng thuốc và các phương pháp điều trị.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của hen phế quản?
Các triệu chứng thường gặp của bệnh Hen phế quản là:
Ho kéo dài và thường xuyên, Ho do viêm phế quản thường nặng hơn vào buổi sáng sớm và ban đêm;
Thở khò khè;
Thở dốc;
Khó thở;
Tức ngực, cảm giác ngực bị siết chặt và đau đớn;
Khó ngủ vì ho hoặc khó thở, thở khò khè.
Tuy nhiên, bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy để được có lời khuyên và tư vấn phù hợp nhất, bạn cần trực tiếp gặp bác sĩ.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra hen phế quản?
Có một số nguyên nhân có thể làm cho các triệu chứng của hen phế quản xuất hiện hoặc trở nên trầm trọng hơn như:
Các chất dễ gây dị ứng từ bụi, lông động vật, nấm mốc, phấn từ cây, cỏ và hoa;
Các chất dễ gây kích ứng như khói thuốc, ô nhiễm trong không khí, hoá chất, các sản phẩm mỹ phẩm như thuốc xịt tóc;
Các loại thuốc như aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid, thuốc chẹn beta không chọn lọc khác;
Sulfite trong thực phẩm, đồ uống và sản phẩm chăm sóc cá nhân;
Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như cảm lạnh, cúm;
Hoạt động, tập luyện thể dục thể thao cường độ mạnh.
Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh hen phế quản?
Hen phế quản là một tình trạng bệnh lý phổ biến. Trên thế giới ước tính có khoảng 300 triệu người mắc bệnh lý này. Hen phế quản có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường bệnh lý này bắt đầu từ khi còn bé.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hen phế quản?
Mặc dù ai cũng có thể mắc phải hen phế quản, tuy nhiên, sự kết hợp giữa di truyền học và sự tiếp xúc với các yếu tố trong môi trường làm một người có nguy cơ cao trong việc phát bệnh thành bệnh hen phế quản hơn những người khác. Hen phế quản có thể xuát hiện hoặc trầm trọng hơn bởi những nguyên nhân như:
Gia đình có người có tiền sử mắc bệnh hen phế quản;
Các chứng dị ứng;
Nghề nghiệp hay tiếp xúc với khói bụi hoặc môi trường ô nhiễm;
Hút thuốc lá;
Ở trong môi trường không khí ô nhiễm,
Béo phì.
Bạn vẫn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Bạn hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Phòng ngừa
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hen phế quản?
Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với hen phế quản:
Tránh những nguyên nhân có thể gây ra hen phế quản;
Dùng thuốc đúng giờ và theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hen phế quản?
Hen phế quản thường được chẩn đoán bằng cách khám, hỏi bệnh và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra hô hấp để đo xem phổi của bệnh nhân hoạt động như thế nào. Bác sĩ sẽ nghe hơi thở của bạn và tìm kiếm các dấu hiệu của hen phế quản hoặc dị ứng. Những dấu hiệu này bao gồm thở khò khè, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi và các tình trạng dị ứng ở da. Nhiều người bị hen phế quản cũng bị dị ứng, do đó bác sĩ có thể thực hiện thêm xét nghiệm dị ứng.
Các xét nghiệm bao gồm:
Hô hấp ký: đo lượng không khí bạn có thể hít vào và thở ra;
Xét nghiệm kích thích phế quản: xét nghiệm đo độ nhạy cảm của đường thở;
Chụp X-quang ngực và điện tâm đồ: giúp tìm ra liệu bệnh của bạn có phải gây ra do dị vật kẹt trong đường hô hấp hay bệnh lý khác không.
Những phương pháp nào dùng để điều trị hen phế quản?
Hiện nay, không có cách điều trị khỏi cho bệnh hen nhưng bạn có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách dùng thuốc đều đặn và thay đổi lối sống. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn và học cách tránh các triệu chứng gây ra các tình trạng hen phế quản.
Thuốc: một số loại thuốc thường được sử dụng bằng cách uống hàng ngày là corticosteroid hít (fluticasone, budesonide, mometasone, ciclesonide, flunisolide, beclomethasone…).
Bình hít: bình hít kết hợp chứa corticosteroid hít cộng với một đồng vận beta tác dụng lâu dài (LABA). LABA là thuốc kiểm soát triệu chứng rất hữu ích trong việc mở các đường thở.