Nội soi phế quản sinh thiết: Những điều cần biết

Nội soi và sinh thiết phế quản là thủ thuật thăm khám bên trong phế quản nhờ một ống soi, sử dụng ống soi đưa vào khí quản, phế quản của bệnh nhân nhằm quan sát bên trong bề mặt phế quản, giúp lấy bệnh phẩm để thực hiện các xét nghiệm mô bệnh học chẩn đoán, tiên lượng bệnh và xác định nguyên nhân gây bệnh.
Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

1. Những biến chứng có thể gặp phải khi Nội soi phế quản sinh thiết

Tỷ lệ thành công của kỹ thuật nội soi và sinh thiết phế quản là trên 95%, rất hiếm khi xảy ra trường hợp rủi ro hay biến chứng. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng, rủi ro khi thực hiện kỹ thuật này như:

  • Bệnh nhân bị Dị ứng với thuốc tê.
  • Quá trình di chuyển ống soi có thể gây ra tổn thương niêm mạc phế quản cho bệnh nhân.
  • Người bệnh có thể bị chảy máu tại vị trí thực hiện sinh thiết phế quản.
  • Bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng, Xẹp phổi và tràn khí màng phổi, tuy nhiên những biến chứng này thường rất hiếm khi xảy ra.
Nội soi phế quản sinh thiết: Những điều cần biết - ảnh 1
Dị ứng với thuốc tê là một trong số những biến chứng có thể gặp phải khi thực hiện kỹ thuật này

2. Những trường hợp nào được chỉ định nội soi và sinh thiết phế quản?

Người bệnh thường được chỉ định nội soi phế quản trong các trường hợp sau:

  • Các trường hợp cần chẩn đoán ung thư khí quản, phế quản, phổi.
  • Trường hợp cần phát hiện các khối U lành tính trên đường thở cũng như đánh giá mức độ phát triển của khối u ở người bệnh.
  • Nội soi và sinh thiết phế quản khi cần chẩn đoán các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản - phổi, áp xe phổi, đường hô hấp chứa nhiều dịch mủ...
  • Đối với các trường hợp theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật phổi hay điều trị Ung thư phế quản và khí quản.
  • Xác định nguyên nhân gây Ho ra máu, Ho kéo dài, tràn khí cũng như: Tràn dịch màng phổi và hẹp khí quản, khản tiếng,...
  • Các trường hợp xác định vị trí cũng như theo dõi các tổn thương sau khi mở khí quản hay đặt nội khí quản.....

3. Nội soi và sinh thiết phế quản được thực hiện như thế nào?

Bước 1: Người bệnh nằm ngửa trên giường và được Gây tê cũng nhưthở oxy gọng kính 2 - 3 lít/phút.

Bước 2: Tiến hành thủ thuật nội soi phế quản sinh thiết:

  • Ống soi được đưa qua mũi hay miệng của người bệnh vào sâu trong phế quản.
  • Ống soi được di chuyển từ từ để quan sát đường hô hấp, trường hợp phát hiện thấy tổn thương thì sẽ tiến hành sinh thiết.
  • Mẫu sinh thiết của bệnh nhân sau khi lấy sẽ được đưa vào lọ cố định bệnh phẩm chứa dung dịch sinh lý NaCl 0,9%..
  • Khi ống soi được đưa đến các phế quản tận thì người bệnh cần được gây tê nhắc lại, ống soi sau đó tiếp tục di chuyển để quan sát.

Bước 3: Kết thúc quá trình nội soi phế quản

  • Bác sĩ kiểm tra và từ từ rút ống nội soi ra khỏi phế quản của bệnh nhân.
  • Các kết quả thu được sẽ được tổng hợp và tiến hành làm xét nghiệm mẫu bệnh phẩm đã lấy để biết tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

4. Các trường hợp chống chỉ định nội soi phế quản Nội soi phế quản sinh thiết: Những điều cần biết - ảnh 2

Người bệnh rối loạn Tim mạch có chống chỉ định thực thiện nội soi phế quản sinh thiết

Không phải đối tượng nào cũng có thể nội soi và sinh thiết phế quản. Một số trường hợp người bệnh không được phép nội soi phế quản sinh thiết, bao gồm:

  • Người bệnh rối loạn tim mạch: Bao gồm các trường hợp bị rối loạn nhịp tim; suy tim nặng và nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực gần đây hoặc không ổn định hay tăng huyết áp không kiểm soát được.
  • Bệnh nhân suy hô hấp, Hen phế quản chưa được kiểm soát tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu và cả những bệnh nhân có tiền sử tràn khí màng phổi trong vòng 1 tháng,...
  • Bệnh nhân có rối loạn về đông máu.
  • Các trường hợp bệnh nhân không hợp tác.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy
Đã kiểm duyệt nội dung