Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Nội soi phế quản ống cứng chỉ định khi nào?

27/05/2021
Nội soi phế quản ống cứng chỉ định khi nào?

Nội soi phế quản ống cứng là phương pháp thăm khám bên trong cây khí phế quản bằng một ống nội soi kim loại. Nội soi phế quản ống cứng được chỉ định trong những trường hợp như có dị vật đường thở, ho ra máu, viêm phế quản mủ,...

1. Mục đích của nội soi phế quản ống cứng

Nội soi phế quản ống cứng với mục đích chẩn đoán và làm các thủ thuật. Tuy nhiên, hiện nay ống nội soi mềm đã được thay thế ống nội soi cứng trong chẩn đoán. Do đó, ống Nội soi cứng phần lớn được sử dụng để can thiệp điều trị như: Lấy dị vật, bỏ khối u, đặt stent, cầm máu,...

2. Chỉ định Nội soi phế quản ống cứng

Nội soi phế quản ống cứng được chỉ định trong những trường hợp:

  • Dị vật đường thở
  • Ho ra máu
  • Sẹo hẹp khí phế quản sau đặt nội khí quản
  • Giãn phế quản
  • Cắt hạt xơ, polyp dây thanh âm
  • Nấm phế quản
  • Bẩm sinh thiết khối u ở thanh quản để chẩn đoán
  • Viêm phế quản mủ
  • U phế quản, khí quản
  • Khó thở sau phẫu thuật.
Nội soi phế quản ống cứng chỉ định khi nào? - ảnh 1
Bệnh nhân Ho ra máu được chỉ định nội soi phế quản ống cứng

3. Chống chỉ định nội soi phế quản ống cứng

Chống chỉ định nội soi phế quản ống cứng đối với những trường hợp sau:

  • Suy tim nặng
  • Suy Hô hấp cấp nặng
  • Hen phế quản không kiểm soát được
  • Tăng áp lực động mạch phổi nặng
  • Lao phổi đang tiến triển
  • Giãn quai động mạch chủ
  • Khối u ở thanh quản che lấp thanh quản gây khó thở thanh quản từ độ II trở lên
  • Phình tách động mạch chủ
  • Rối loạn đông cầm máu như: Xơ gan, giảm tiểu cầu,...
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Dị ứng với thuốc gây mê và gây tê.
Nội soi phế quản ống cứng chỉ định khi nào? - ảnh 2
Phương pháp này chống chỉ định đối với bệnh nhân suy tim

4. Biến chứng nội soi phế quản ống cứng

Nội soi phế quản ống cứng có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Co thắt, phù nề đường thở
  • Chảy máu đường thở
  • Suy hô hấp
  • Ngừng thở, ngừng tim
  • Tổn thương vòm miệng, răng
  • Thủng khí phế quản.
Nội soi phế quản ống cứng chỉ định khi nào? - ảnh 3
Một trong những biến chứng của phương pháp này là gây suy hô hấp

Do đó, sau khi nội soi phế quản ống cứng bệnh nhân cần được theo dõi dấu hiệu sinh tồn bao gồm: Nhịp thở, mạch, huyết áp, SpO2,...để có thể phát hiện sớm những biến chứng và có biện pháp xử trí kịp thời. Việc theo dõi liên tục đến khi hết tác dụng của thuốc mê và người bệnh có thể nuốt trở lại bình thường.

Tóm lại, nội soi phế quản ống cứng là phương pháp thăm khám bên trong cây khí phế quản bằng một ống nội soi kim loại. Được chỉ định trong những trường hợp có dị vật đường thở, Ho ra máu, và không thực hiện được nội soi phế quản ống mềm,...