Sự kiện nóng: Sốt xuất huyêt

Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở

16/06/2021
Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở

Khi sử dụng rượu bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thu ethanol vào máu đi khắp cơ thể, trong đó có phổi. Đây chính là cơ sở để cảnh sát giao thông thực hiện đo nồng độ cồn trong hơi thở bằng máy đo nồng độ cồn khi nghi ngờ tài xế uống rượu bia khi lái xe.

1. Mất bao lâu để cơ thể chuyển hóa hết rượu bia?

Rượu được chuyển hóa với tốc độ ổn định ở mỗi người, nhưng một số người có thể cảm nhận được tác dụng của rượu kéo dài hơn so với người khác. Điều đó là nồng độ cồn trong máu có thể khác nhau giữa mỗi người và hoàn cảnh khác nhau. Nồng độ cồn trong máu (tên tiếng Anh là Blood alcohol concentration và viết tắt là BAC) thể hiện lượng cồn trong máu. Rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến BAC và cách bạn phản ứng với rượu, bao gồm:

  • Tuổi tác
  • Cân nặng
  • Uống rượu khi bụng đói
  • Thuốc
  • Mắc các bệnh gan
Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở - ảnh 1
Người mắc bệnh gan có thể ảnh hưởng đến BAC

Các yếu tố trên đóng vai trò rất quan trọng để tiên lượng mất bao nhiêu thời gian để chuyển hóa rượu bia. Sau đây là những ước tính chung về thời gian cần thiết để chuyển hóa các loại đồ uống có nồng độ cồn khác nhau, mặc dù mức độ thời gian này sẽ thay đổi tùy thuộc vào lượng rượu trong đồ uống:

Loại đồ uốngThời gian chuyển hóa trung bình
Một ly nhỏ rượu mạnh1 giờ
474ml bia2 giờ
Một ly rượu vang lớn3 giờ
Các loại đồ uống có cồn khácmất khoảng vài giờ

2. Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở?

Cồn của người uống xuất hiện trong hơi thở vì nó được hấp thụ từ miệng, cổ họng, dạ dày và ruột đi vào máu. Cồn không được chuyển hóa khi hấp thụ và cũng không thay đổi về mặt cấu trúc hóa học trong máu. Do đó, khi máu đi qua phổi, do cồn dễ bay hơi nên cồn dễ dàng di chuyển qua màng Hô hấp của phổi đi vào không khí. Nồng độ của rượu trong không khí phế nang phản ánh đến nồng độ cồn trong máu. Khi cồn trong phổi đi ra ngoài khi thực hiện động tác thở ra, thiết bị kiểm tra nồng độ cồn bằng máy đo nồng độ cồn có thể phát hiện ra nồng độ cồn trong hơi thở. Thay vì phải lấy máu của tài xế để kiểm tra nồng độ cồn, cảnh sát giao thông có thể kiểm tra hơi thở của tài xế ngay tại chỗ và nhanh chóng để biết liệu tài xế này có say rượu, Ngộ độc rượu và dẫn tới hành vi vi phạm giao thông hay không.

Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở - ảnh 2
Máy đo nồng độ cồn

Tỷ lệ cồn trong hơi thở với tỷ lệ cồn trong máu là 2.100: 1. Điều này có nghĩa là cứ 2.100 ml khí thở sẽ chứa cùng một lượng cồn tương đương với 1 ml máu. Tuy nhiên, không khí thở ra được phân thành ba loại khác nhau, do đó các dụng cụ kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở chỉ có thể đo gián tiếp nồng độ cồn trong máu bằng cách đo không khí trong phế nang của phổi, chứ không thể phản ánh một cách chính xác nồng độ cồn trong máu là bao nhiêu.

Ngoài các yếu tố kể trên thì một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tính chính xác của máy đo kết quả nồng độ cồn trong hơi thở như:

  • Nếu bạn đã uống rượu bia trước 15 phút khi bắt đầu đo thì đánh giá lượng cồn trong miệng có thể dẫn đến kết quả không chính xác. Hút thuốc lá, các sản phẩm có chứa cồn, như nước súc miệng và làm mát hơi thở cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả.
  • Đôi khi các máy đo cần phải được hiệu chuẩn lại hoặc thay pin. Những điều này có thể có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện và đọc kết quả.
  • Một số phần mềm cần được cập nhật đôi khi gây ra sự cố.

3. Mức phạt nồng độ cồn 2019

Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia (Luật số 44/2019/QH14) và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP vừa được ban hành, thì kể từ ngày 1/1/2020, Việt Nam sẽ cấm triệt để hành vi điều khiển các phương tiện giao thông (bao gồm cả ôtô, xe máy, xe đạp điện...) khi có nồng độ cồn trong hơi thở, trong máu. Cụ thể mức nồng độ cồn và mức phạt nồng độ cồn 2019 như sau:

Cách tính nồng độ cồn trong hơi thở - ảnh 3
Mức phạt nồng độ cồn 2019